10 sự thật về HIV không phải ai cũng biết: Tìm hiểu ngay để tự phòng tránh

HIV là một loại virus nguy hiểm, rất dễ lây lan trong cộng đồng. Thay vì cứ sợ hãi, trốn tránh hoặc có cái nhìn không tốt về những người nhiễm HIV thì việc tự trang bị cho chính bản thân mình những kiến thức cơ bản về căn bệnh thế kỷ lại càng quan trọng. 

Sự hiểu biết trong cách phòng tránh HIV là cách hiệu quả để bảo vệ bản thân, gia đình và xã hội. Bật mí 10 sự thật về HIV không phải ai cũng biết để mỗi chúng ta có cái nhìn đúng về HIV và có thể tự phòng tránh cùng Tư vấn HIV. 

1. Khả năng bị nhiễm  HIV?

HIV lây nhiễm qua ba con đường, đó là qua đường máu, từ mẹ sang con và tình dục không an toàn. HIV không lây nhiễm qua những đụng chạm ngoài da thông qua mồ hôi, nước mắt, nước tiểu thậm chí là cả nước bọt. 

Những con đường KHÔNG lây nhiễm HIV
Những con đường KHÔNG lây nhiễm HIV

HIV là căn bệnh nguy hiểm nhưng rất khó để lây nhiễm nếu chúng ta biết và nhìn nhận đúng. Chúng ta không thể bị nhiễm HIV khi:

  • Hít thở chung bầu không khí với người nhiễm HIV
  • Tiếp xúc gần gũi: bắt tay, ôm hôn với người bệnh HIV (trừ trường hợp hôn sâu với người bị chảy máu răng hay có vết xước ở miệng, …)
  • Chạm vào những nơi mà người nhiễm HIV đã tiếp xúc
  • Chia sẻ đồ ăn với người nhiễm HIV

Từ hiểu biết về lây nhiễm HIV không chỉ giúp chúng ta phòng tránh được căn bệnh thế kỉ này mà còn có cái nhìn tích cực hơn về bệnh nhân HIV. Từ đó, giúp những bệnh nhân HIV dễ dàng hòa nhập với cộng đồng, sống  vui vẻ và hạnh phúc hơn. 

Có thể bạn quan tâm:

2. Có dễ nhận biết một người bị HIV/AIDS

Nhận biết người nhiễm HIV có thể giúp bạn biết và phòng tránh tốt hơn. Nhưng dấu hiệu nhiễm HIV rất khó để phát hiện vì chúng không thể hiện ra bên ngoài. 

Với mỗi người mắc thì sẽ có những dấu hiệu riêng mà chỉ người mắc có thể cảm nhận được. Trong hầu hết các trường hợp, người bệnh sẽ có các triệu chúng như cảm cúm thông thường. Chúng ta chỉ có thể nhận biết những dấu hiệu của bản thân, hãy xét nghiệm HIV nhanh chóng khi thấy có dấu hiệu và khả năng bản thân đã nhiễm.

Có thể bạn quan tâm:

3. Nhiễm HIV do bị muỗi đốt?

Hiện đang có nhiều người cho rằng nếu muỗi hút máu của một bệnh nhân HIV thì có thể lây nhiễm cho người bị đốt sau đó, điều đó là sai hoàn toàn. Bạn không thể nhiễm HIV khi bị muỗi đốt.

Loài muỗi không thể truyền HIV. Một con muỗi hút máu người bệnh, mang trên mình virus nhưng nó sẽ không thông qua vết đốt để truyền vào cơ thể người khác. Điều này là do cấu trúc tách biệt và phức tạp của vòi hút máu ngăn cản không cho máu bị bơm ngược vào máu của người bị đốt.

Trường hợp nếu bạn giết một con muỗi đã đốt một người nhiễm HIV và máu của nó dính vào vết thương hở thì nguy cơ lây nhiễm virus là rất cao. Tuy nhiên tỉ lệ này lại vô cùng thấp, là một trường hợp rất khó xảy ra. 

4.Người mắc HIV sẽ không sống được lâu sau khi mắc bệnh?

Người mắc HIV sau một thời gian sẽ chuyển qua gia đoạn AIDS và sẽ không còn nhiều thời gian sống. Tuy nhiên không phải người mắc HIV nào cũng sẽ nhanh chóng chuyển qua AIDS.

Người nhiễm HIV sống được bao lâu?
Người nhiễm HIV sống được bao lâu?

Dù hiện tại chưa có thuốc để chữa được căn bệnh này nhưng đang có rất nhiều loại thuốc có khả năng ngăn cản sự phát triển của bệnh. Nếu người nhiễm uống đầy đủ thuốc và có đời sống tinh thần vui vẻ lành mạnh thì thực sự họ có thể duy trì sự sống trong rất nhiều năm. Vậy nên nếu bệnh nhân HIV tuân thủ phác đồ điều trị của các bác sĩ và luôn vui vẻ trong cuộc sống thì HIV không hề đáng sợ.

Có thể bạn quan tâm:

5. Người nhiễm HIV có thể dừng uống thuốc sau một thời gian điều trị HIV?

Các thuốc điều trị HIV hiện nay đều có tác dụng rất mạnh đôi khi gây ra sự khó chịu, đau đớn cho người sử dụng.  Các thuốc hiện nay cũng có hiệu quả rất tốt với khả năng tích hợp 3 trong một. Vì lí do này hoặc là do sự khó chịu khi sử dụng thuốc làm một người nhiễm HIV từ bỏ uống thuốc.

Điều này sẽ tạo điều kiện cho các virus tấn công cơ thể, có thể khiến bệnh tình khó kiểm soát. Người nhiễm HIV nên chú ý uống thuốc đều đặn theo đúng phác đồ điều trị, tuân thủ đúng quá trình điều trị của bác sĩ. Nếu có vấn đề hay muốn thay đổi loại thuốc thì người bệnh cần hỏi và lời tư vấn của bác sĩ.

6. HIV chỉ có thể xuất hiện ở gái mại dâm, người tiêm chích ma túy, người đồng tính?

Nhiều người có suy nghĩ cho rằng HIV chỉ có thể xuất hiện ở những người có nguy cơ cao mắc HIV như gái mại dâm, người tiêm chích ma túy hay người đồng tính. Đây là những suy nghĩ cổ xúy, phiến điện mà nhiều người áp đặt nên những người bệnh bị nhiễm HIV. 

Một người khỏe mạnh vẫn có khả năng nhiễm virus HIV bởi sự tiếp xúc máu của người bệnh với các vết thương hở hay sự chủ quan khi quan hệ tình dục. Vì vậy, trang bị những kiến thức phòng tránh HIV là điều cần thiết để bảo vệ chính bản thân, gia đình và xã hội. 

7. Không thể lây nhiễm HIV qua đường miệng?

Về cơ bản thì HIV không thể lây qua đường miệng kể cả khi quan hệ tình dục bằng miệng. Tuy nhiên vẫn có khả năng lây nhiễm lấy miệng có vết xước hay các vết thương hở chảy máu, hay máu ở răng. 

8. Số người chết vì HIV vô cùng lớn

Từ khi loài người biết đến HIV/AIDS vào năm 1981 thì đến nay thế giới đã ghi nhận 70 triệu người nhiễm bệnh và 35 triệu người chết vì AIDS. Các ca bệnh và các ca tử vong được ghi nhận nhiều nhất ở Châu Phi. Đó là một con số kỉ lục về số người chết do dịch bệnh.

Hiện nay qua quá trình nghiên cứu các phương pháp điều trị HIV thì số người chết do AIDS đã giảm rất nhiều. Ngày nay các nhà khoa học lĩnh vực y tế vẫn đang không ngừng phát triển và tìm ra những phương pháp mới điều trị hiệu quả căn bệnh thế kỷ này của nhân loại. 

9. Bạn có thể tự test HIV tại nhà ?

Xét nghiệm HIV đơn giản tại nhà
Xét nghiệm HIV đơn giản tại nhà

Hiện nay một số sản phẩm test HIV đã được Cục quản lý thực phẩm và dược phẩm phê duyệt, mọi người có thể mua trực tiếp tại các nhà thuốc hoặc cũng có thể mua trực tuyến. Ngoài ra để chuẩn xác hơn có thể xét nghiệm tại các trung tâm, các trung tâm sẽ có nhiệm vụ bảo mật thông tin của khách hàng. 

Có thể bạn quan tâm:

10. Người mẹ nào mang thai nhiễm HIV cũng sẽ lây qua đứa trẻ trong bụng?

Nguy cơ lây nhiễm từ mẹ bị nhiễm HIV sang con trong quá trình mang thai được giảm thiểu tối đa khả năng nếu được phát hiện sớm. Các chuyên gia chỉ ra rằng người mẹ nhiễm HIV không nên cho con bú để đảm bảo an toàn. 

Qua bài viết trên chúng ta có thể đã phần nào có cái nhìn rõ hơn về căn bệnh thế kỷ. Từ đó chúng ta cần có kiến thức để phòng tránh HIV đồng thời có cái nhìn đúng về người mang HIV trong người, phần nào đó giúp những người này hòa nhập với cộng đồng. Tư vấn HIV là nơi tư vấn, tâm sự, cung cấp đầy đủ – chính xác nhưng thông tin về HIV, các loại thuốc ARV, điều trị trước và sau phơi nhiễm, … 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi ngay
Chat với chúng tôi qua Zalo
Facebook Messenger