HIV được biết đến là căn bệnh thế kỷ, nỗi ám ảnh kinh hoàng của con người bởi chúng rất dễ lây nhiễm. Bạn có từng nghe đến cụm từ Phơi nhiễm HIV?
Để có cách nhìn đúng đắn, sự hiểu biết, tăng khả năng xử lý khi gặp phải trường hợp phơi nhiễm HIV, chúng ta cùng tham khảo bài viết dưới đây của Tư vấn HIV!
I. Phơi nhiễm HIV là gì?
HIV – Human immunodeficiency virus là một loại virus làm suy giảm hệ miễn dịch của con người, tạo điều kiện cho những virus, vi khuẩn, nấm … xâm nhập và tấn công sức khỏe con người. Các dịch tiết có nguy cơ lây nhiễm cao bao gồm: tinh dịch, dịch âm đạo, máu, sữa mẹ, dịch ối, dịch não tủy, … Các dịch cơ thể thông thường khác như mồ hôi, nước mắt, nước bọt, nước tiểu, … không có nguy cơ lây nhiễm. Virus HIV có thể lây nhiễm qua đường tình dục, qua đường máu và truyền từ mẹ sang con (mang thai, sinh đẻ và cho con bú).
Thuật ngữ Phơi nhiễm HIV chỉ “sự tiếp xúc trực tiếp niêm mạc hay da không bị bệnh với máu và mô hay các dịch cơ thể của người nhiễm hoặc nghi ngờ HIV dẫn tới nguy cơ lây nhiễm HIV” (theo Bộ Y tế). Các dịch tiết có nguy cơ lây nhiễm cao bao gồm: tinh dịch, dịch âm đạo, máu, sữa mẹ, dịch ối, dịch não tủy, … Các dịch cơ thể thông thường khác như mồ hôi, nước mắt, nước bọt, nước tiểu, … không có nguy cơ lây nhiễm.
Cũng theo bộ y tế, các trường hợp phơi nhiễm HIV chia thành phơi nhiễm trong cộng đồng và phơi nhiễm do nghề nghiệp.
1. Phơi nhiễm trong cộng đồng
Trường hợp phơi nhiễm trong cộng đồng bao gồm:
- Phơi nhiễm khi quan hệ tình dục không sử dụng bao cao su hoặc trong quá trình đó bao cao su bị rách, thủng.
- Phơi nhiễm qua máu khi bị giẫm phải, đâm phải kim tiêm, các vật sắc nhọn có dính máu nhìn thấy được trong công cộng.
2. Phơi nhiễm do nghề nghiệp
Các cán bộ y bác sĩ, chiến sĩ công an, quân nhân, … là những cá nhân đối mặt với nhiều rủi ro, nguy cơ phơi nhiễm cao khi tiếp xúc và làm việc trực tiếp với những người nhiễm HIV hoặc nghi ngờ nhiễm HIV. Phơi nhiễm do nghề nghiệp là khá phổ biến.
- Các thủ thuật y tế: thăm khám, tiêm, truyền dịch, lấy máu, phẫu thuật, đỡ đẻ, … có tần suất thực hiện cao, các y bác sĩ phải tiếp xúc trực tiếp với nhiều loại dịch tiết như: máu, dịch ối, dịch não tủy, dịch màng phổi, dịch màng bụng, …
- Những chiến sĩ công an, quân nhân, lực lượng cơ động, … khi thực hiện nhiệm vụ, truy quét tội phạm, cấp cứu người bị nạn.
Họ có thể không cẩn thận bị kim, dao mổ, các dụng cụ sắc nhọn gây tổn thương khi thực hiện các thủ thuật y tế, khi thi hành nhiệm vụ. Hoặc máu của người nhiễm hoặc bị nghi nhiễm bắn vào vùng niêm mạc, vùng da bị tổn thương.
Tuy nhiên, không phải trường hợp phơi nhiễm nào cũng dẫn đến việc bị nhiễm HIV, không phải chất thải nào của người bệnh cũng có khả năng lây nhiễm. Điều này còn phụ thuộc vào từng trường hợp cụ thể, mức độ nguy hiểm của trường hợp đó. Vì vậy khi gặp rủi ro phơi nhiễm HIV, chúng ta cần làm tốt bước xử lý ban đầu và đến ngay bệnh viện để kiểm tra, chữa trị.
II. Làm gì khi bị phơi nhiễm HIV?
Chúng ta cần cẩn thận tránh xa những trường hợp dẫn đến phơi nhiễm HIV. Nhưng nếu không may bị phơi nhiễm HIV thì chúng ta nên làm gì?
1. Xử lý vết thương tại chỗ
- Trường hợp tổn thương da dẫn đến chảy máu: Rửa vết thương dưới vòi nước chảy, để vết thương tự chảy máu trong một thời gian ngắn và không nặn bóp vết thương. Rửa kỹ vết thương với xà phòng và nước sạch rồi sát trùng bằng các dung dịch sát khuẩn ít nhất 5 phút.
- Trường hợp phơi nhiễm qua niêm mạc: Rửa mắt bằng nước cất hoặc nước muối NaCl 0,9% liên tục trong 5 phút, hoặc dùng vòi rửa mắt khẩn cấp (trang bị trong các phòng xét nghiệm) nếu có. Rửa, nhỏ mũi bằng nước cất hoặc dung dịch NaCl 0,9%. Súc miệng bằng dung dịch NaCl 0,9% nhiều lần.
2. Báo cáo người phụ trách và lập biên bản
Cần báo cáo đầy đủ, ghi biên bản cụ thể ngày, giờ, tình huống xảy ra, mức độ vết thương, …
3. Đánh giá nguy cơ phơi nhiễm
Nguy cơ phơi nhiễm được đánh giá dựa trên mức độ nông sâu của tổn thương và diện tích tiếp xúc.
- Nguy cơ phơi nhiễm cao: tổn thương sâu, chảy nhiều máu hoặc máu và dịch của người nhiễm HIV bắn vào các vết thương, niêm mạc bị loét rộng từ trước
- Nguy cơ phơi nhiễm thấp: da bị tổn thương, xây xát nông, vết thương không chảy máu hoặc chảy rất ít máu. Máu và dịch thể của người nhiễm HIV bắn vào phần niêm mạc không bị tổn thương, viêm loét.
4. Xác định tình trạng HIV của nguồn gây phơi nhiễm
Cần kiểm tra ở cơ sở y tế đáng tin cậy.
5. Xác định tình trạng HIV của người bị phơi nhiễm
Cần kiểm tra ở cơ sở y tế đáng tin cậy.
6. Tư vấn cho người bị phơi nhiễm
Tư vấn bao gồm: nguy cơ nhiễm virus, điều trị dự phòng, quy trình điều trị, các loại thuốc cần sử dụng, …
7. Điều trị dự phòng
Cần điều trị nhanh chóng trong 72 giờ, tốt nhất là từ 2-6 giờ kể từ lúc phơi nhiễm bằng Avonza / ARV Acriptega theo đúng chỉ định của bác sĩ. Điều trị dự phòng bằng thuốc ARV Acriptega/Avonzadự kiến kéo dài 4 tuần, tuy nhiên tùy theo tình trạng phơi nhiễm mà có thể thời gian điều trị dài hơn hoặc rút ngắn. Sau 3 tháng và 6 tháng sẽ tiến hành xét nghiệm lại, nếu kết quả là âm tính thì bạn có thể yên tâm là mình không nhiễm HIV.
Như vậy, nếu gặp phải tình trạng phơi nhiễm HIV, chúng ta cần nhanh chóng xử lý vết thương như theo hướng dẫn ở bước 1 rồi nhanh chóng đến cơ sở y tế có chuyên khoa nhiễm HIV để được các y bác sĩ có chuyên môn, kinh nghiệm hỗ trợ.
HIV rất nguy hiểm, chúng ta cần có ý thức phòng tránh việc bị nhiễm, phơi nhiễm HIV để đảm bảo an toàn cho bản thân và gia đình. Đồng thời cũng không nên có thái độ, xa lánh, cô lập những người bị nhiễm HIV.
Có thể bạn quan tâm:
- Làm thế nào để phòng tránh lây nhiễm HIV hiệu quả nhất
- Thuốc avonza điều trị HIV hiệu quả ít tác dụng phụ