Nghi ngờ bị phơi nhiễm HIV: Những điều cần làm ngay để bảo vệ sức khỏe

HIV là loại virus gây suy giảm hệ miễn dịch của con người. Virus rất dễ lây nhiễm, tạo cơ hội cho các vi khuẩn, virus, nấm tấn công, đe dọa đến tính mạng con người bởi các bệnh rất phổ thông. Tại các trường học, tổ chức sẽ có những buổi tuyên truyền về ma túy và HIV nhưng dường như mọi người không thường quan tâm, chủ quan với loại virus này.

Chính nhưng điều này đã khiến bạn mất đi cơ hội bảo vệ bản thân, có kiến thức, sự bình tĩnh khi gặp phải các tình huống bất ngờ có nguy cơ bị phơi nhiễm HIV.

Trong bài viết dưới đây Tư Vấn HIV sẽ chia sẻ cho bạn một cách chi tiết về vấn đề:Nghi ngờ bị phơi nhiễm HIV: Những điều cần làm ngay để bảo vệ sức khỏe của bạn. Cùng tìm hiểu nhé!

I. Thế nào là phơi nhiễm HIV?

Theo Bộ Y tế, phơi nhiễm HIV được hiểu là sự tiếp xúc trực tiếp niêm mạc hay da không bị bệnh với máu và mô hay các dịch cơ thể (dịch âm đạo, tinh dịch, dịch màng bụng, …) của người nhiễm hoặc nghi ngờ HIV dẫn tới nguy cơ lây nhiễm HIV.

II. Các trường hợp phơi nhiễm HIV

Phơi nhiễm HIV rất dễ xảy ra trong cuộc sống của mỗi con người. Có thể là lúc tham gia các hoạt động xã hội, truyền máu, tình dục, giải trí, ăn uống, … Đặc biệt là đối với những nghề y, công an, quân nhân, có nguy cơ tiếp xúc cao với những người nhiễm hoặc nghi ngờ nhiễm HIV khi thực hiện công việc, nhiệm vụ.

Trong cộng đồng, HIV thường lây nhiễm qua đường máu và đường tình dục.

Các trường hợp phơi nhiễm HIV
Các trường hợp phơi nhiễm HIV

1. Phơi nhiễm qua đường máu:

  • Sử dụng chung bơm kim tiêm với người nhiễm HIV
  • Bị tấn công, tổn thương bởi vật nhọn có dính máu của người nhiễm HIV
  • Niêm mạc (mũi, miệng, mắt), phần vết thương hở tiếp xúc với máu, dịch thể của người nhiễm HIV

2. Phơi nhiễm qua đường tình dục:

  • Quan hệ tình dục không mang bao cao su hoặc trong quá trình quan hệ bao cao su bị thủng, rách, vỡ.
  • Quan hệ tình dục không an toàn có nguy cơ phơi nhiễm HIV rất cao, bất kể bạn là ai, quan hệ đồng tính hay không. Các nghiên cứu cho biết, nguy cơ lây nhiễm HIV khi quan hệ tình dục bằng hậu môn cao hơn rất nhiều so với miệng và âm đạo. Thực tế cũng cho thấy, các cặp đồng tính nam có tỷ lệ nhiễm HIV khá cao trong cộng đồng.

II. Nghi ngờ bị phơi nhiễm HIV: Những điều cần làm ngay để bảo vệ sức khỏe của bạn

Nhiễm HIV giai đoạn đầu thường không có dấu hiệu cụ thể, khoảng 40% – 90 % người nhiễm virus HIV có triệu chứng giống bị cảm, còn lại không có dấu hiệu HIV gì khác biệt. Một số dấu hiệu HIV để bạn có thể nhận biết:

  • Sốt nhẹ, nhiệt độ lúc sốt khoảng 39 độ C, kèm theo các triệu chứng như mệt mỏi, đau họng, hạch bạch huyết sưng to, ..
  • Phát ban: xuất hiện trong vòng 2 – 3 tuần sau khi HIV xâm nhập vào cơ thể
  • Nôn ói và tiêu chảy không thuyên giảm khi áp dụng các biện pháp điều trị thông thường
  • Sụt cân dù ăn uống, sinh hoạt bình thường
  • Móng tay, móng chân đổi màu, tách móng, xuất hiện các đường màu đen, nâu chạy dọc chạy ngang quanh móng
  • ….

Tuy nhiên, bạn đừng chờ đợi những dấu hiệu HIV xuất hiện trên cơ thể bạn, lúc đó đã quá muộn, bạn đã bỏ lỡ thời cơ phòng và chữa trị tốt nhất. Vì vậy, khi rơi vào những trường hợp có nguy cơ phơi nhiễm HIV, dù nguy cơ cao hay thấp, bạn đều phải nhanh chóng xử lý và đến ngay cơ sở y tế có chuyên khoa về HIV để điều trị.

Vậy, khi nghi ngờ bị phơi nhiễm HIV, những điều mà bạn cần làm ngay để bảo vệ sức khỏe của bạn, của người thân yêu là gì?

1. Xử lý vết thương tại chỗ

Xử lý vết thương tại chỗ
Xử lý vết thương tại chỗ

Khi gặp phải trường hợp phơi nhiễm HIV các bạn đừng hoảng, hãy bình tĩnh nhanh chóng xử lý vết thương tại chỗ theo hướng dẫn của Tư vấn HIV:

  • Bị thương bởi vật nhọn dính máu không rõ nguồn gốc/ của người nhiễm HIV: Rửa vết thương dưới vòi nước chảy, để vết thương tự chảy máu trong một thời gian ngắn và không nặn bóp vết thương. Rửa kỹ vết thương với xà phòng và nước sạch rồi sát trùng bằng các dung dịch sát khuẩn ít nhất 5 phút.
  • Trường hợp phơi nhiễm qua niêm mạc: Rửa mắt bằng nước cất hoặc nước muối NaCl 0,9% liên tục trong 5 phút, hoặc dùng vòi rửa mắt khẩn cấp (trang bị trong các phòng xét nghiệm) nếu có. Rửa, nhỏ mũi bằng nước cất hoặc dung dịch NaCl 0,9%. Súc miệng bằng dung dịch NaCl 0,9% nhiều lần.

2. Đến ngay cơ sở y tế có chuyên khoa HIV để tư vấn, điều trị

Sau khi xử lý nhanh vết thương theo đúng hướng dẫn thì bạn hãy nhanh chóng đến cơ sở y tế có chuyên khoa HIV gần nhất, nội trong 72 giờ sau phơi nhiễm, càng sớm càng tốt. Trường hợp phơi nhiễm qua đường tình dục, bạn càng phải đến cơ sở y tế vì trường hợp này bạn khó mà xử lý được. Đồng thời bạn cần phải ghi nhớ ngày, giờ, tình huống xảy ra, mức độ vết thương, … và mang theo vật nhọn đã gây nên vết thương hoặc mẫu máu khi xảy ra tình huống phơi nhiễm.

Đến cơ sở y tế, các y bác sĩ cho chuyên môn, kinh nghiệm sẽ đánh giá nguy cơ phơi nhiễm HIV, xác định tình trạng phơi nhiễm, tư vấn và điều trị dự phòng bằng thuốc ARV cũng như tiến hành các xét nghiệm HIV. Quá trình điều trị dự phòng bằng ARV sẽ diễn ra trong khoảng 28 ngày, kể cả khi chưa có kết quả xét nghiệm. Nếu kết quả xét nghiệm HIV dương tính sẽ ngừng ngay điều trị dự phòng phơi nhiễm.

Trong thời gian điều trị dự phòng, khi chưa có kết quả xét nghiệm âm tính, bạn cần tuyệt đối tuân thủ các quy tắc an toàn, tránh lấy nhiễm cho cộng đồng. Đó là trách nhiệm bạn cần phải thực hiện.

Hãy trang bị cho mình kiến thức đầy đủ và đừng chủ quan với HIV. Đó là trách nhiệm của bạn với bản thân mình, gia đình và xã hội. Mọi thông tin liên quan đến HIV, các bạn có thể tham khảo trên các bài viết đáng tin cậy, chính xác và dễ hiểu của Tư vấn HIV. Chúng tôi luôn hướng đến sức khỏe cộng đồng, vì xã hội.

Xem thêm:

One thought on “Nghi ngờ bị phơi nhiễm HIV: Những điều cần làm ngay để bảo vệ sức khỏe

  1. Cao minh châu says:

    Tôi có quan hệ với người nhiễm HIV mà không mang bao.trong lúc quan hệ tôi có bị rát vùng bao quy đầu.bác sĩ cho biết tôi nên làm gì trong tình trạng này.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi ngay
Chat với chúng tôi qua Zalo
Facebook Messenger