Làm thế nào để phòng, chống lây nhiễm HIV

Có thể nói HIV là loại virus nguy hiểm nhất hành tinh, khi chúng đã cướp đi sinh mệnh của nhiều người trên thế giới và đến nay các nhà khoa học vẫn chưa tìm được cách điều trị tận gốc.

Làm thế nào để phòng, chống lây nhiễm HIV, bảo vệ sức khỏe cá nhân, gia đình và cộng đồng? Cùng Tư vấn HIV tìm hiểu ngay qua bài viết dưới đây.

I. HIV/AIDS là gì?

HIV/AIDS là gì?
HIV/AIDS là gì?

HIV là viết tắt của cụm từ Human immunodeficiency virus, là một loại virus gây suy giảm hệ miễn dịch ở người. HIV phá hủy khả năng miễn dịch của cơ thể, nhờ đó các virus, vi khuẩn cơ hội sẽ xâm nhập dễ dàng gây nên các bệnh trạng đe dọa tính mạng con người. AIDS – Acquired Immunodeficiency Syndrome là tên gọi giai đoạn cuối của HIV, hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải.

II. 4 giai đoạn nhiễm HIV

Giai đoạn sơ nhiễm (2 – 6 tháng): cơ thể bình thường, khi xét nghiệm HIV cho ra kết quả âm tính. Đây là giai đoạn rất dễ lây bệnh cho cộng đồng qua đường tình dục không an toàn

Giai đoạn nhiễm HIV không triệu chứng (5 – 7 năm): cơ thể khỏe mạnh bình thường, xét nghiệm HIV cho kết quả dương tính

Giai đoạn nhiễm HIV có triệu chứng: tùy điều kiện chăm sóc và điều trị ARV mà người bệnh có thể nhanh chóng tử vong, họ sẽ có các triệu chứng:

  • Mệt mỏi, suy kiệt, sụt cân
  • Sốt, tiêu chảy kéo dài 1 tháng
  • Viêm phổi, lao phổi
  • Bệnh Candida miệng hoặc âm đạo
  • Bệnh ác tính (ung thư, ..)
  • Bệnh Zona
  • ….

Giai đoạn AIDS: hệ miễn dịch tổn hại nghiêm trọng, tuổi thọ sau khi chẩn đoán AIDS là khoảng 3 năm, không thể cứu chữa.

III. Không điều trị ARV sống được bao lâu

Nhiễm HIV mà không được điều trị sẽ đi đến giai đoạn AIDS, tuổi thọ của người nhiễm thường rất ngắn. ARV Acriptega là một loại thuốc kháng virus HIV được sử dụng phổ biến, có hiệu quả nhất hiện nay trong phòng ngừa và điều trị HIV.

ARV có tác dụng ức chế sự nhân lên của virus HIV từ đó duy trì lượng virus có trong máu ở mức thấp nhất. ARV giúp hệ miễn dịch được duy trì ở trạng thái bình thường, hạn chế nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng cơ hội hoặc chỉ mắc ở mức độ nhẹ. Đối với trường hợp hệ miễn dịch đã bị suy giảm, ARV sẽ giúp kiềm chế sự nhân lên của virus, phục hồi hệ miễn dịch, làm giảm khả năng mắc các bệnh nhiễm trùng cơ hội. Như vậy, ARV giúp người nhiễm HIV kéo dài sự sống, kéo dài thời gian người nhiễm HIV tiến đến giai đoạn AIDS.

Khi tiếp xúc với HIV, hoăc có nguy cơ nhiễm HIV, hãy nhanh chóng thực hiện dự phòng sau phơi nhiễm PEP với thuốc kháng virus ARV. Tư vấn HIV có uy tín, chuyên môn về HIV, sẵn sàng tư vấn, cung cấp thuốc ARV, đảm bảo bảo mật cho quý khách hàng.

IV. Các con đường lây nhiễm HIV

HIV rất dễ lây nhiễm qua ba con đường như sau:

Các con đường lây nhiễm HIV
Các con đường lây nhiễm HIV

1. Đường máu

Virus HIV tồn tại rất nhiều trong máu của người nhiễm. Lây nhiễm HIV xảy ra khi dùng chung bơm kim tiêm, bị thương bởi các vật sắc nhọn có dính máu (dù khô hay ướt) của người nhiễm HIV, …

2. Đường tình dục

Dịch âm đạo, tinh dịch là dịch thể con người có chứa virus HIV. Virus HIV sẽ xâm nhập vào máu bạn tình thông qua cơ quan sinh dục, dù là quan hệ đồng tính hay không. Vì vậy khi quan hệ tình dục không mang bao cao su, hoặc trong quá trình quan hệ bao cao su bị rách, thủng, vỡ có khả năng lây nhiễm cao.

3. Truyền từ mẹ sang con

25% – 30 % trẻ sinh ra bị nhiễm HIV từ mẹ, trẻ sơ sinh nhiễm HIV thường sống không quá 3 năm. Bé nhiễm virus HIV từ mẹ qua nhau thai khi bé còn trong bụng mẹ, qua máu hoặc chất dịch của mẹ khi sinh và qua sữa mẹ khi cho con bú.

V. Biện pháp phòng, chống lây nhiễm HIV

HIV rất nguy hiểm, để bảo vệ bản thân, chúng ta cần có biện pháp phòng, chống lây nhiễm HIV như sau:

Biện pháp phòng, chống lây nhiễm HIV
Biện pháp phòng, chống lây nhiễm HIV

1. Phòng, chống lây nhiễm HIV qua đường máu

  • Không tiêm chích ma túy, không sử dụng chung bơm kim tiêm
  • Sử dụng bơm kim tiêm dùng một lần khi tiêm chích
  • Dùng riêng các đồ dùng cá nhân như dao cạo, bấm móng tay, bàn chải đánh răng, …
  • Khử trùng dụng cụ khi xăm trổ, bấm lỗ tai, châm cứu, …
  • Chỉ truyền máu và các chế phẩm máu khi cần thiết, chỉ nhận máu và các chế phẩm máu đã được xét nghiệm HIV, tuân theo chỉ định của bác sĩ
  • Tránh tiếp xúc trực tiếp với máu, dịch thể của người nhiễm HIV, đặc biệt là khi bạn có vết thương hở

2. Phòng, chống lây nhiễm HIV qua đường tình dục

  • Không quan hệ tình dục bừa bãi, sống lành mạnh chung thủy 1 vợ 1 chồng
  • Quan hệ tình dục an toàn, sử dụng bao cao su đúng cách và thường xuyên
  • Không quan hệ với những người bạn chưa biết rõ tình trạng sức khỏe, họ có nhiễm HIV hay không?

3. Phòng, chống lây nhiễm HIV từ mẹ sang con

  • Không nên sinh con khi mẹ bị nhiễm HIV vì tỷ lệ con nhiễm lên đến 30%
  • Khi mẹ mang thai, sinh con cần được tư vấn, thăm khám, xét nghiệm HIV tại các cơ sở y tế uy tín
  • Tăng cường tiếp cận các phương tiện tránh thai cho phụ nữ nhiễm HIV
  • Cần xét nghiệm HIV, kiểm tra sức khỏe trước hôn nhân, trước khi có thai, trong lúc có thai và khi sinh đẻ
  • Mẹ nhiễm HIV khi sinh con ra không nuôi con bằng sữa mẹ

Ý thức của mỗi chúng ta đóng vai trò rất quan trọng trong hiệu quả phòng, chống lây nhiễm HIV. Nâng cao hiểu biết bản thân, chủ động và biết cách phòng, chống lây nhiễm HIV là một cách bảo vệ bản thân, gia đình và xã hội. Mọi thông tin về HIV bạn cần tư vấn, có thể liên hệ ngay với Tư vấn HIV để được nhanh chóng giải đáp.

Xem thêm:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi ngay
Chat với chúng tôi qua Zalo
Facebook Messenger