Việc sử dụng thuốc acriptega ARV trong điều trị HIV có thể gây nên một số triệu chứng như mệt mỏi, chán ăn, buồn nôn, dị ứng, … Để khắc phục tình trạng đó và đẩy mạnh hiệu quả của việc điều trị HIV, chế độ ăn dinh dưỡng cho người bệnh cũng rất quan trọng.
Vậy, dinh dưỡng cho bệnh nhân đang điều trị HIV như thế nào, Tư vấn HIV xin được chia sẻ qua bài viết dưới đây.
I. Tầm quan trọng của chế độ dinh dưỡng trong điều trị HIV
Chúng ta cần chất dinh dưỡng để cung cấp năng lượng cho các hoạt động của cơ thể: sinh trưởng – phát triển – miễn dịch – lao động – sức khỏe. Đối với người nhiễm HIV, dinh dưỡng lại càng quan trọng khi virus HIV tấn công làm suy giảm miễn dịch, gây sụt cân, chán ăn.
Người nhiễm HIV thường có biểu hiện của việc suy dinh dưỡng khiến bệnh trạng nghiêm trọng hơn và số người nhiễm HIV chết do suy dinh dưỡng cũng không ít. Chế độ dinh dưỡng có vai trò quan trọng không kém so với thuốc ARV trong quá trình điều trị HIV:
- Cung cấp đầy đủ những chất dinh dưỡng cần thiết để nuôi cơ thể, duy trì các hoạt động thiết yếu
- Tăng cường và phục hồi hệ miễn dịch, giảm nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng cơ hội
- Khắc phục những biến chứng, tác dụng phụ của thuốc ARV trong quá trình điều trị
II. Dinh dưỡng cho bệnh nhân đang điều trị HIV
Những bữa ăn đầy đủ và cân bằng dinh dưỡng có sự hỗ trợ rất lớn trong quá trình điều trị HIV.
1. Nhu cầu về năng lượng và dinh dưỡng của người nhiễm HIV
So với người bình thường, nhu cầu về dinh dưỡng và năng lượng của người nhiễm HIV có sự khác biệt. Theo nghiên cứu của Tổ chức Y tế thế giới – WTO:
1.1. Nhu cầu về năng lượng
- Người lớn nhiễm HIV ở giai đoạn sớm không có triệu chứng: thêm 10% nhu cầu năng lượng; ở giai đoạn muộn, có triệu chứng lâm sàng: thêm 20% nhu cầu
- Ở trẻ em, trong giai đoạn không triệu chứng: thêm 10%; giai đoạn có triệu chứng: thêm 20–30%, khi sụt cân hoặc suy dinh dưỡng cấp tính: thêm 50–100%
1.2. Nhu cầu về dinh dưỡng
- Chất đạm: tỷ lệ như nhóm không nhiễm (chiếm 12–15% tổng số năng lượng) nhưng số lượng tăng do nhu cầu năng lượng tăng.
- Vi chất: nhu cầu không thay đổi so với người bình thường, nhưng nếu khẩu phần ăn không đủ cần dùng thêm thực phẩm bổ sung.
- Chất béo: tỷ lệ như nhóm không nhiễm (không nhiều hơn 35% tổng nhu cầu năng lượng) nhưng số lượng tăng do nhu cầu năng lượng tăng.
2. Dinh dưỡng cho người điều trị HIV để có hệ miễn dịch khỏe mạnh
2.1. Ăn nhiều carbohydrate
Lượng calo mà người nhiễm HIV cần nhiều hơn so với người không nhiễm HIV, vì vậy người nhiễm HIV cần ăn nhiều calo mỗi ngày để tránh bị giảm cân. Các thực phẩm chứa nhiều carbohydrate cần cho cơ thể bệnh nhân đang điều trị HIV: gạo, bánh mì, bột ngô, khoai tây, ngũ cốc, mì sợi, … Lượng carbohydrate trong thực phẩm sẽ chuyển hóa thành năng lượng, khoáng chất, vitamin cần cho cơ thể.
2.2. Bổ sung protein
Protein giúp xây dựng và duy trì cơ bắp. Đối với người nhiễm HIV dễ bị sụt cân nên cố gắng ăn ít nhất 3 phần protein mỗi ngày để bổ sung protein. Các loại thực phẩm giàu protein mà người bệnh có thể sử dụng trong bữa ăn hàng ngày như: các loại thịt nạc (lợn, gà, bò), trứng, sữa, phô mai, cá, các loại đậu, …
2.3. Tăng cường hấp thụ chất xơ, vitamin, chất khoáng …
Chất xơ, vitamin, chất khoáng có nhiều trong trái cây, rau củ. Người nhiễm HIV cần cố gắng ăn tối thiểu 5 phàn trái cây hoặc rau củ để đường ruột khỏe mạnh, hấp thu tốt các chất dinh dưỡng, giảm triệu chứng tiêu chảy, nôn mửa khi sử dụng thuốc ARV. Đồng thời chất xơ và vitamin còn giúp ngăn ngừa ung thư, bệnh tim mạch.
Ngoài ra, chất khoáng, vitamin và chất xơ trong củ cải, cải xoăn, rau bina, các loại hạt, dứa, việt quất, anh đào, dâu tây, …. giúp giảm viêm, góp phần xây dựng và sửa chữa mô cho người bệnh đang điều trị HIV.
2.4. Ăn một lượng nhỏ chất béo
Người nhiễm HIV nên bổ sung chất béo trong dầu cá, các loại hạt, bơ, ô liu, dầu thực vật nếu không bị tiêu chảy trong quá trình điều trị HIV. Nên nhớ cung cấp chất béo vừa đủ cho cơ thể và tránh làm tăng cholesterol. Người nhiễm HIV nên tránh các loại chất béo có trong thực phẩm chế biến sẵn: phô mai, bơ, mỡ động vật, …
3. An toàn thực phẩm với người đang điều trị HIV
Virus HIV làm suy giảm hệ miễn dịch, nên so với người không nhiễm HIV, hệ miễn dịch của người bệnh yếu hơn rất nhiều. Vì vậy an toàn thực phẩm với người đang điều trị HIV là điều đáng chú ý vì rất có thể các vi khuẩn, virus, nấm theo thức ăn xâm nhập tấn công cơ thể, hệ miễn dịch người bệnh đang suy yếu khó lòng có thể chống lại được sự xâm nhập ngoại lai đó.
- Ăn chín uống sôi, không ăn sống ăn tái, không ăn các loại gỏi
- Cần rửa tay thật kỹ bằng xà phòng, vệ sinh khu vực nấu ăn, dụng cụ thật sạch sẽ trước khi nấu
- Rửa sạch thực phẩm trước khi nấu, dùng muối để rửa rau củ, hoa quả…
- Sử dụng nước sạch, nước đóng chai để uống và nấu ăn
- Bảo quản thức ăn cẩn thận, tránh để thức ăn bị ruồi bọ đậu vào hoặc các động vật khác chạm vào thức ăn
- Tránh uống trà, cà phê, … những thức ăn hoặc đồ uống gây đau dạ dày
- Hạn chế ăn đường và muối
Lời kết: Một chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng, một tinh thần thoải mái cùng việc tuân thủ điều trị, rèn luyện sức khỏe hàng ngày rất có lợi cho việc tăng cường hệ miễn dịch, giảm nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng cơ hội của người bệnh.
Bên cạnh đó, người bệnh điều trị HIV cần thăm khám, kiểm tra sức khỏe định kỳ nhằm kiểm soát và duy trì tốt nhất sức khỏe. Tư vấn HIV luôn sẵn sàng chia sẻ những thông tin hữu ích về HIV, lắng nghe bạn, đưa ra những lời khuyên và tư vấn nhiệt tình nhất. Liên hệ với Tư vấn HIV qua đường dây nóng 0968559939 hoặc email tuvanhiv247@gmail.com
Tham khảo:
- Cách dự phòng sau khi phơi nhiễm HIV
- Chỉ bạn 5 triệu chứng sớm nhận biết bạn đã bị nhiễm HIV
- Làm thế nào để phòng, chống lây nhiễm HIV