HIV/AIDS là căn bệnh thế kỷ, cướp đi rất nhiều sinh mạng con người. Những hiểu biết đầy đủ về HIV/AIDS sẽ giúp chúng ta có những kiến thức, kỹ năng phòng tránh lây nhiễm virus, bảo vệ bản thân và cộng đồng. Cùng Tư vấn HIV giải đáp tất tần tật những vấn đề liên quan đến HIV/AIDS.
I. HIV là gì? AIDS là gì? Nhiễm HIV là mắc bệnh AIDS đúng không?
HIV là tên của một loại virus tấn công làm suy giảm hệ miễn dịch ở người. Người nhiễm HIV trải qua 4 giai đoạn là giai đoạn sơ nhiễm, giai đoạn nhiễm không triệu chứng, giai đoạn nhiễm có triệu chứng và giai đoạn cuối là AIDS.
Nhiễm HIV không hẳn là sẽ mắc bệnh AIDS. Khi nhiễm HIV được điều trị bằng ARV, được chăm sóc đúng cách thì hoàn toàn có thể không mắc AIDS, có thể sống được đến già.
II. HIV lây nhiễm qua đường nào?
HIV tồn tại và phát triển trong máu và dịch cơ thể của con người (tinh dịch, dịch âm đạo, dịch màng phổi, dịch màng bụng, dịch ối, dịch não tủy, sữa mẹ, …). Vì vậy, HIV lây nhiễm qua ba con đường là:
- Đường máu
- Đường tình dục
- Truyền từ mẹ sang con
III. Biện pháp phòng tránh lây nhiễm HIV
- Không sử dụng chung bơm kim tiêm, không sử dụng các dụng cụ xăm trổ, bấm lỗ tai, ….khi chưa được khử trùng
- Chỉ truyền máu và các chế phẩm máu khi cần thiết, chỉ nhận máu và các chế phẩm máu đã được xét nghiệm HIV, tuân theo chỉ định của bác sĩ
- Tránh tiếp xúc trực tiếp với máu, dịch thể của người nhiễm HIV, đặc biệt là khi bạn có vết thương hở
- Quan hệ tình dục an toàn, có sử dụng bao cao su, không quan hệ bừa bãi khi chưa biết bạn tình có bị nhiễm HIV hay không
- Không cho con bú nếu mẹ nhiễm HIV
- Hạn chế sinh con khi mẹ nhiễm HIV. Khi quyết định sinh con, người mẹ nhiễm HIV cần được tư vấn, điều trị từ bác sĩ.
IV. Nhiễm HIV sống được bao lâu?
Virus HIV nhân bản và phát triển rất nhanh trong máu và dịch thể của con người. Chúng tấn công mạnh mẽ làm hệ miễn dịch của chúng ta suy giảm nhanh chóng. Thời gian sống sau khi nhiễm HIV phụ thuộc nhiều vào chính bản thân của bạn.
Nếu không điều trị, cứ mặc kệ khi nhiễm HIV thì rất nhanh bạn sẽ tiến đến giai đoạn cuối của HIV là AIDS, và bạn có không quá 3 năm để sống khi bước vào giai đoạn này. Ngược lại, nếu bạn điều trị ARV đúng liệu trình, bạn có thể sống khỏe mạnh đến già, thêm 30 – 50 năm và chết đi vì bệnh tuổi già chứ không phải vì HIV.
V. Tỷ lệ nhiễm HIV sau 1 lần quan hệ không an toàn
Tình dục là một con đường lây nhiễm HIV. Virus HIV tồn tại trong dịch âm đạo và tinh dịch của con người, chúng sẽ theo các cơ quan sinh sản tiến vào máu, xâm nhập vào cơ thể con người.
Theo nhiều nghiên cứu, tỷ lệ nhiễm HIV sau 1 lần quan hệ không an toàn là khá thấp, chỉ khoảng 0,01% – 1%. Tuy nhiên, việc nhiễm HIV qua một lần quan hệ tình dục không an toàn là điều hoàn toàn có thể xảy ra.
VI. Quan hệ bằng miệng có nguy cơ lây nhiễm HIV không?
Việc quan hệ bằng miệng có nguy cơ lây nhiễm HIV là khá thấp. HIV dễ lây nhiễm khi người thực hiện quan hệ tình bằng miệng có vết thương trong miệng. Quan hệ tình dục bằng miệng có nguy cơ lây nhiễm HIV thấp hơn so với quan hệ tình dục qua hậu môn mà âm đạo.
Như vậy, khi hôn môi cũng có thể lây nhiễm HIV khi trong miệng có vết thương hoặc hôn vào những nơi có máu, dịch thể của người nhiễm HIV.
VII. Lượng máu đủ để lây nhiễm HIV
HIV có nhiều trong máu và các chế phẩm của máu. Virus có thể tồn tại trong máu người từ 2 – 7 ngày, nên chỉ cần lượng máu rất nhỏ cũng có thể chứa rất nhiều virus HIV. Vì vậy, mọi người cần cẩn thận khi bị tổn thương bởi các vật nhọn có dính máu dù khô hay ướt, nhiều hay ít của người nhiễm HIV hoặc khi máu của họ tiếp xúc với vết thương hở hoặc niêm mạc của chúng ta.
VIII. Uống ARV bao lâu thì bị kháng thuốc
Hiện nay ARV acriptega vẫn là thuốc duy nhất giúp điều trị HIV. Tuy nhiên nếu nhiễm HIV nguy hiểm 1 thì khi bệnh nhân kháng thuốc ARV nguy hiểm lại gấp 10 lần. Theo bộ y tế, hiện có 3,3 % bệnh nhân có biểu hiện kháng thuốc. Khi kháng thuốc ARV, số lượng virus HIV sẽ biến đổi và lan truyền, nhân lên với số lượng lớn.
Nguyên nhân dẫn đến kháng thuốc ARV là việc bệnh nhân không tuân thủ điều trị, bỏ lỡ liều thuốc. Vì vậy, để tránh tình trạng này, thuốc ARV mạnh được sử dụng để ngừa HIV, đồng thời người bệnh phải phối hợp với bác sĩ, uống thuốc đầy đủ, đều đặn.
IX. Dấu hiệu nhiễm hiv sau 2-4 tuần
Nhiễm HIV giai đoạn đầu thường không có dấu hiệu cụ thể, khoảng 40% – 90 % người nhiễm virus HIV có triệu chứng giống bị cảm, còn lại không có dấu hiệu HIV gì khác biệt. Một số dấu hiệu HIV để bạn có thể nhận biết:
- Sốt nhẹ, nhiệt độ lúc sốt khoảng 39 độ C, kèm theo các triệu chứng như mệt mỏi, đau họng, hạch bạch huyết sưng to, ..
- Phát ban: xuất hiện trong vòng 2 – 3 tuần sau khi HIV xâm nhập vào cơ thể
- Nôn ói và tiêu chảy không thuyên giảm khi áp dụng các biện pháp điều trị thông thường
- Sụt cân dù ăn uống, sinh hoạt bình thường
- Móng tay, móng chân đổi màu, tách móng, xuất hiện các đường màu đen, nâu chạy dọc chạy ngang quanh móng
- ….
X. Khi bị vật nhọn có máu người nhiễm HIV làm tổn thương gây chảy máu thì nên xử lý như thế nào?
Chúng ta cần bình tĩnh, nhanh chóng xử lý vết thương bằng cách Rửa vết thương dưới vòi nước chảy, để vết thương tự chảy máu trong một thời gian ngắn và không nặn bóp vết thương. Rửa kỹ vết thương với xà phòng và nước sạch rồi sát trùng bằng các dung dịch sát khuẩn ít nhất 5 phút. Sau đó nhanh chóng đến cơ sở y tế có chuyên khoa HIV để tư vấn, điều trị, tốt nhất là trong 2-6 giờ đầu và nội trong 72 giờ sau khi bị thương. Sau 72h, điều trị dự phòng sau phơi nhiễm coi như vô hiệu.
XI. Khi bị phơi nhiễm HIV qua niêm mạc thì nên xử lý ra sao?
Tương tự như trường hợp trên, chúng ta cần giữ bình tĩnh, rửa mắt bằng nước cất hoặc nước muối NaCl 0,9% liên tục trong 5 phút, hoặc dùng vòi rửa mắt khẩn cấp (trang bị trong các phòng xét nghiệm) nếu có. Rửa, nhỏ mũi bằng nước cất hoặc dung dịch NaCl 0,9%. Súc miệng bằng dung dịch NaCl 0,9% nhiều lần. Sau đó đến bệnh viện.
XII. Nhiễm HIV có thể sinh con an toàn không?
Điều này hoàn toàn có thể nếu mẹ được điều trị ARV, chăm sóc sức khỏe và đến bác sĩ tư vấn. Việc điều trị bằng ARV giảm thiểu khả năng lây nhiễm HIV từ mẹ sang con chỉ còn dưới 2%. Tuy nhiên các mẹ nên lưu ý không cho con bú để đảm bảo an toàn.
Trên đây là lời giải đáp của Tư vấn HIV về những vấn đề liên quan đến HIV/AIDS. Mọi thông tin liên quan đến HIV, các bạn có thể tham khảo trên các bài viết đáng tin cậy, chính xác và dễ hiểu của Tư vấn HIV. Chúng tôi luôn hướng đến sức khỏe cộng đồng, vì xã hội.
Xem thêm:
- Điều trị HIV bằng thuốc ARV những lợi ích mà người bệnh nhận được
- Thuốc ARV trong điều trị HIV và những điều cân lưu ý khi dùng thuốc
- Điều trị HIV ở giai đoạn cửa sổ có lợi ích gì?