Virus HIV sẽ không trực tiếp gây tử vong đến người bệnh mà chúng tấn công vào hệ miễn dịch. Từ đó tạo cơ hội thuận lợi cho một số loại ung thư và nhiễm trùng cơ hội xâm nhập đe dọa đến mạng sống của bệnh nhân.
Nếu HIV không được phát hiện, điều trị kịp thời thì rất nhanh, bệnh nhân sẽ tiến đến giai đoạn cuối. HIV giai đoạn cuối sống được bao lâu? Cùng Tư vấn HIV giải đáp thắc mắc này qua bài viết dưới đây.
I. Các giai đoạn phát triển của virut HIV
1. Giai đoạn 1: Nhiễm HIV cấp tính
Đây là giai đoạn nhiễm HIV sớm nhất và bình thường sẽ phát triển trong vòng 2 đến 4 tuần sau khi nhiễm HIV. Trong thời gian này, không ít người bệnh có các triệu chứng giống cúm, chẳng hạn như sốt, nhức đầu và phát ban. Trong giai đoạn nhiễm trùng cấp tính này, HIV nhân lên nhanh chóng và lây lan khắp cơ thể.
2. Giai đoạn 2: Nhiễm HIV mãn tính
Đây còn gọi là nhiễm HIV không có triệu chứng hoặc giai đoạn tiềm ẩn trên lâm sàng. Trong giai đoạn này, HIV vẫn tiếp tục phát triển và nhân lên trong cơ thể nhưng ở mức độ rất thấp.
Những người bị nhiễm HIV ở giai đoạn này có thể không có bất kỳ triệu chứng nào liên quan đến HIV. Nếu không có liệu pháp điều trị ARV, nhiễm HIV mãn tính thường tiến triển thành AIDS trong 10 năm hoặc lâu hơn, mặc dù ở một số người, nó có thể tiến triển nhanh hơn.
↪Có thể bạn quan tâm:
- Những Lợi Ích Của Việc Điều Trị HIV bằng Thuốc ARV
- Thông Tin Acriptega TLD – ARV mới điều trị hiệu quả
3. Giai đoạn 3: Giai đoạn cuối, AIDS
AIDS là giai đoạn cuối và là giai đoạn nặng nhất của quá trình nhiễm HIV. Vì virut HIV đã gây nên tổn thương nghiêm trọng hệ thống miễn dịch, cơ thể không thể chống lại các bệnh nhiễm trùng cơ hội.
II. Khi nào HIV được chuẩn đoán là giai đoạn cuối
Sau khi tế bào T-CD4 của người nhiễm HIV bị giảm xuống 200 tế bào trên 1 đơn vị máu thì người đó sẽ được chuẩn đoán HIV ở giai đoạn cuối, hay còn gọi là AIDS.
AIDS là giai đoạn cuối của nhiễm HIV, virus suy giảm hệ miễn dịch ở người, tức là virut này làm tổn thương hàng rào phòng thủ của cơ thể. Một khi HIV tiến triển thành AIDS, các triệu chứng HIV giai đoạn cuối bắt đầu rõ rệt và tỷ lệ tử vong của người nhiễm HIV sẽ tăng lên khá nhiều.
III. Triệu chứng HIV giai đoạn cuối
Khi lượng tế bào T-CD4 giảm xuống mức thấp hơn 200, hệ miễn dịch của cơ thể qua tế bào trung gian sẽ bị vô hiệu hóa và xuất hiện các loại vi sinh vật xâm nhập gây ra các bệnh nhiễm trùng cơ hội. Vì vậy, người bị nhiễm HIV giai đoạn cuối sẽ xuất hiện các triệu chứng như sau:
- Sụt cân mất kiểm soát dẫn đến suy nhược cơ thể
- Sốt, ho và tiêu chảy kéo dài
- Tái phát nhiễm trùng đường hô hấp nhiều lần, như viêm phế quản, viêm xoang, viêm họng,..
- Nhiễm nấm miệng, âm đạo, hậu môn
- Nổi mụn rộp, ban đỏ, hạch toàn thân và ngứa
- Xuất hiện các vết loét ở trên da
- Cơ thể không tập trung, mệt mỏi.
IV. Cơ thể người bệnh giai đoạn cuối
Khi hệ thống miễn dịch của người bệnh bị tổn thương không chống chọi lại các tác nhân xấu bên ngoài sẽ làm cho AIDS sẽ xuất hiện. Hậu quả là cơ thể người bệnh ngày càng yếu sẽ dễ mắc những nhiễm trùng. Người bình thường có hệ miễn dịch khỏe mạnh rất khó xảy ra hoặc hầu như không bị nhiễm các nhiễm trùng cơ hội .
Tuy nhiên nếu như tiến triển đến giai đoạn AIDS, lượng tế bào T-CD4 sẽ giảm xuống dưới mức 200 tế bào trên một khối máu. Những bệnh nhiễm trùng cơ hội người bệnh dễ mắc phải như: bệnh zona, u lympho không Hodgkin, ung thư Kaposi, bệnh tưa miệng, nấm candida thực quản và lao…
V. HIV giai đoạn cuối sống được bao lâu
Nếu không có biện pháp điều trị thích hợp những bệnh nhân bệnh đã tiến triển đến giai đoạn AIDS thường có thể sống được trong vòng 3 năm. Những bệnh nhân mắc phải bệnh nhiễm trùng nguy hiểm thì thời gian sống sẽ bị rút ngắn lại còn 1 năm.
Hiện nay việc điều trị và kéo dài thời gian sống của người bệnh HIV thời kỳ cuối là bao lâu tùy vào cơ thể của người bệnh. Nhờ những loại thuốc mới, thời gian sống của những bệnh nhân AIDS đã được gia tăng lên nhiều hơn trước. Khi kết hợp sử dụng với thuốc để điều trị HIV sẽ giúp ngăn chặn sự nhân lên của virut và xây dựng lại hệ thống miễn dịch của cơ thể.
Những loại thuốc điều trị HIV này có mức chi phí cao để người bệnh có thể duy trì đều đặn và nó khó dung nạp do có nhiều tác dụng phụ khiến người bệnh mệt mỏi. Tuy vậy người bệnh phải tuân thủ sử dụng thuốc điều đặn và không tự ý ngưng thuốc khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ.
Thời gian sống của bệnh nhân nhiễm HIV giai đoạn cuối còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như thói quen sinh hoạt, sự hợp tác của bệnh nhân trong quá trình điều trị và ý chí của người bệnh, … Phòng tránh lây nhiễm HIV là cách tốt nhất bảo vệ chúng ta, gia đình và toàn cộng đồng khỏi căn bệnh thế kỷ. Đồng thời phát hiện và điều trị HIV sớm, kịp thời sẽ giúp bạn sống khỏe mạnh, dài lâu như người bình thường khi không may nhiễm HIV.
↪Có thể bạn quan tâm:
Đôi khi bởi sự hiểu biết chưa đầy đủ về HIV/AIDS mà trở lên định kiến, kỳ thị đối với người bệnh không may bị nhiễm căn bệnh thế kỉ này. Vì vậy chúng ta cần có cách phòng bệnh đúng đắn bảo vệ bản thân và cộng đồng. Hy vọng với những thông tin mà Tư vấn HIV cung cấp sẽ giúp bạn có cái nhìn rõ hơn, tích cực hơn về HIV, hỗ trợ bạn trong quá trình điều trị.