Thuốc PEP là gì? Dùng điều trị dự phòng phơi nhiễm HIV sao cho đúng?

pep-du-phong-sau-phoi-nhiem

Ngày nay, cụm từ điều trị dự phòng phơi nhiễm và thuốc PEP đã trở nên không còn quá xa lạ với đối tượng có nguy cơ nhiễm HIV nói riêng và với tất cả mọi người trong xã hội nói chung. Nhưng không phải ai cũng hiểu đực đúng và rõ về những cụm từ trên. Vì thế, mời các bạn cùng Tư vấn HIV theo dõi bài viết dưới đây để có thể biết thuốc PEP là gì và điều trị dự phòng phơi nhiễm HIV như thế nào cho đúng.  

Thuốc PEP là gì?

Thuốc PEP là gì?
Thuốc PEP là gì?

Thuốc PEP (Post-Exposure Prophylaxis) là loại thuốc  điều trị dự phòng sau phơi nhiễm HIV để phòng ngừa, giảm thiểu khả năng mắc bệnh.

PEP hoạt động dựa trên cơ chế làm cho virus HIV không tăng sinh thêm số lượng, kiểm soát và làm giảm số lượng virus có trong cơ thể để từ đó có thể ngăn chặn quá trình xâm nhập và phá hủy các tế bào miễn dịch từ chúng.

Bên cạnh đó, thuốc chống phơi nhiễm PEP còn có tác dụng giúp chúng ta tăng sức đề kháng cơ thể nhằm chống lại các tác nhân gây bệnh từ môi trường bên ngoài.

Các đối tượng nên sử dụng thuốc PEP để điều trị dự phòng phơi nhiễm

Một thắc mắc chung của rất nhiều người khi tìm hiểu về thuốc PEP đó là đối tượng nào nên dùng PEP để điều trị dự phòng. Theo các chuyên gia, đối tượng có tiếp xúc trực tiếp với nguồn bệnh (dù chỉ trong một lần duy nhất) mà thuộc các trường hợp sau thì cũng nên sử dụng thuốc điều trị dự phòng sau phơi nhiễm:

  • Trường hợp nhân viên y tế chịu trách nhiệm thăm khám, chăm sóc,  phẫu thuật, vệ sinh,… cho bệnh nhân nhiễm HIV vô tình tiếp xúc với dịch tiết hoặc máu của cơ thể người bệnh.
  • Quan hệ tình dục qua âm đạo hoặc đường hậu môn nhưng không sử dụng biện pháp bảo vệ, bao cao su bị thủng, rách trong quá trình quan hệ hoặc bị tấn công tình dục.
  • Người tiêm chích ma túy dùng chung kim tiêm, hoặc dùng chung các loại kim châm cứu, xăm trổ, kim xăm lông mày, lưỡi dao cạo,…với đối tượng nghi ngờ nhiễm HIV.  
  • Trường hợp bị chất dịch, máu của người bệnh HIV bắn vào các vùng da bị trầy xước, tổn thương hay niêm mạc như: mũi, mắt, họng,…
  • Bị người khác dùng vật nhọn hoặc kim tiêm đâm vào.

Thuốc PEP thường được dùng trong những tình huống khẩn cấp và nó sẽ không có hiệu quả với những đối tượng thường xuyên có nguy cơ phơi nhiễm HIV (như người quan hệ với gái mại dâm nhưng không có biện pháp an toàn, người thường xuyên quan hệ không an toàn với bệnh nhân nhiễm HIV,…)  

Xem thêm:

Phơi nhiễm HIV là gì? Làm gì khi bị phơi nhiễm HIV?

Cách dự phòng sau khi phơi nhiễm HIV

Dùng PEP để điều trị dự phòng phơi nhiễm HIV như thế nào?

Theo lý thuyết, thuốc điều trị dự phòng phơi nhiễm HIV – PEP phải được sử dụng trong vòng 72 giờ kể từ khi nghi ngờ phơi nhiễm. Tuy nhiên, theo giới chuyên gia, bạn nên bắt đầu sử dụng thuốc PEP càng sớm càng tốt cũng như không nên điều trị muộn quá thời gian quy định vì hiệu quả của thuốc sẽ bị giảm dần theo thời gian và thậm chí mất hẳn tác dụng.

Dùng PEP để điều trị dự phòng phơi nhiễm HIV như thế nào?
Dùng PEP để điều trị dự phòng phơi nhiễm HIV như thế nào?

Do đó, nếu bạn nghi ngờ bản thân có nguy cơ bị lây nhiễm HIV thì hãy lập tức đến Trung tâm y tế gần nhất để được nhân viên y tế tư vấn và lên phương án điều trị dự phòng sớm nhất có thể. Phơi nhiễm HIV có thể xảy ra trong môi trường ngoài và môi trường lao động nên do vậy, quy trình xử lý sau phơi nhiễm trong mỗi môi trường sẽ có sự khác biệt.

Điều trị dự phòng phơi nhiễm HIV do nghề nghiệp

  • Trước tiên: xử lý vết thương tại chỗ bằng cách rửa bằng xà phòng và nước sạch, hoặc dùng dung dịch NaCl 0,9% để rửa (tùy thuộc vào từng trường hợp), đặc biệt không bóp nặn vết thương nếu có máu.
  • Báo cáo với người phụ trách tại cơ quan và làm biên bản phơi nhiễm HIV do nghề nghiệp.   
  • Dựa trên diện tích tiếp xúc và mức độ tổn thương để đánh giá nguy cơ phơi nhiễm. 
  • Xét nghiệm và xác định tình trạng của nguồn lây nhiễm HIV.
  • Tư vấn về các bệnh liên quan và các tác dụng phụ trong thời gian dùng thuốc PEP cho người bị phơi nhiễm.
  • Phác đồ và kê đơn thuốc điều trị dự phòng phơi nhiễm trong vòng 28 ngày.

Điều trị dự phòng phơi nhiễm HIV ngoài môi trường nghề nghiệp 

Do trường hợp hợp phơi nhiễm HIV từ ngoài môi trường nghề nghiệp vô cùng đa dạng và có các nguy cơ khác nhau. Vì vậy, các đối tượng phơi nhiễm này cần đến Cơ sở y tế , cơ sở tư vấn HIV/ AIDS nhanh nhất có thể để:

  • Đánh giá về tình trạng phơi nhiễm, thời gian, phạm vi, tần suất có nguy cơ phơi nhiễm,…
  • Tư vấn trước xét nghiệm 
  • Xét nghiệm HIv cùng một vài xét nghiệm khác như: Viêm gan virus B,C,…
  • Nếu kết quả xét nghiệm khác bình thường và xét nghiệm HIV là âm tính bác sĩ sẽ phác đồ và chỉ định cho bạn dùng thuốc PEP trong 28 ngày và chỉ ngừng thuốc khi nguồn lây nhiễm âm tính với HIV.

Tác dụng phụ của thuốc PEP 

Những tác dụng phụ của thuốc PEP mà bạn cần lưu ý
Những tác dụng phụ của thuốc PEP mà bạn cần lưu ý

Thuốc PEP tuy được đánh giá là an toàn nhưng có thể dẫn đến một số phản ứng không mong muốn khi phối hợp chung trong phác đồ điều trị  như: ói mửa, buồn nôn, phát ban, mẩn ngứa, hội chứng Stevens Johnson, Lyell, đau đầu, chóng mặt, tiêu chảy và rối loạn giấc ngủ,…

Bên trên là những thông tin liên quan đến thuốc PEP và cách điều trị dự phòng phơi nhiễm HIV đúng cách, hợp lý. Hy vọng rằng qua bài viết này các bạn đọc sẽ có thêm nhiều kiến thức về thuốc, cách điều trị dự phòng và phòng ngừa lây nhiễm HIV. Theo dõi Tư vấn HIV để thường xuyên cập nhập những thông tin hữu ích về điều trị HIV. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi ngay
Chat với chúng tôi qua Zalo
Facebook Messenger