Vòng đời virus HIV và cơ chế của thuốc kháng

Vòng đời virus HIV và cơ chế của thuốc kháng

HIV được xem như là một căn bệnh thế kỷ mà từ trước đến nay mỗi khi nhắc đến thì ai cũng giật mình. Nhiều người vẫn luôn hỏi rằng: vòng đời virus HIV như thế nào và có thuốc chữa không và nếu có thì cơ chế của thuốc kháng virus HIV hoạt động ra sao? Để giải đáp các thắc mắc trên, xin mời các bạn đọc cùng tìm hiểu với chúng tôi qua bài viết dưới đây!

HIV là gì?

HIV là hội chứng gây suy giảm hệ miễn dịch ở cơ thể người do nhiễm virus Human Immunodeficiency Virus ( HIV). Đây là loại virus mang vật chất di truyền ARN, thuộc họ Retroviridae.

Virus HIV hoạt động theo cơ chế nhân lên và thực hiện tấn công hệ miễn dịch của người bệnh (bao gồm các đại thực bào, lympho bào). Khi xâm nhập vào cơ thể người bệnh, chúng làm suy giảm các chức năng của hệ miễn dịch khiến cơ thể mất đi khả năng chống lại các vi khuẩn, virus và nấm gây bệnh tự nhiên của cơ thể, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho sự xâm nhập và phát triển mạnh mẽ của các chủng vi sinh vật gây hại này.

Do vậy, bệnh nhân nhiễm virus HIV cũng dễ mắc phải các bệnh lý nhiễm trùng cơ hội mà cơ thể bình thường có thể chống và đề kháng được. 

Vòng đời virus HIV

Virus HIV có chu kỳ sống gồm 7 giai đoạn. Ở từng giai đoạn các bệnh nhân sẽ được áp dụng các cơ chế thuốc kháng virus HIv khác nhau để có thể đạt được hiệu quả điều trị tốt nhất.  

Vòng đời virus HIV: 7 Giai đoạn
Vòng đời virus HIV: 7 Giai đoạn

Giai đoạn 1: Giai đoạn liên kết

Khi virus HIV tấn công tế bào CD4, virus tự gắn (liên kết) với các phân tử trên bề mặt của tế bào CD4: đầu tiên là liên kết với thụ thể CD4 và sau đó là gắn với thụ thể CXCR4 hoặc CCR5.

Giai đoạn 2: Giai đoạn hợp nhất

Sau khi virus HIV tự gắn mình vào một tế bào CD4 chủ, thì lớp vỏ của chúng sẽ kết hợp với màng tế bào CD4. (Fusion cho phép virus HIV xâm nhập vào tế bào CD4). Virus sẽ giải phóng các enzyme HIV RNA và HIV khi đã ở trong tế bào CD4, ví dụ: enzyme integrin và enzyme sao chép ngược.

Giai đoạn 3: Giai đoạn sao chép ngược

Khi đã ở trong tế bào CD4, virus HIV sẽ giải phóng và sử dụng enzyme HIV (enzyme sao chép ngược) để chuyển đổi vật liệu di truyền của nó từ RNA HIV thành DNA HIV. Việc chuyển đổi từ RNA HIV thành DNA HIV cho phép virus HIV xâm nhập vào nhân của tế bào CD4 và kết hợp với DNA của tế bào.

Giai đoạn 4: Giai đoạn tích hợp

Khi đã ở trong nhân tế bào CD4 của vật chủ, virus HIV sẽ giải phóng một loại enzyme HIV: integrase. HIV sử dụng enzyme integrase để tích hợp (chèn) DNA virus của nó vào DNA của tế bào CD4 chủ.

Giai đoạn 5: Giai đoạn sao chép

Khi virus HIV được tích hợp vào DNA của tế bào chủ, chúng sẽ bắt đầu tạo ra chuỗi protein HIV dài bằng cách sử dụng bộ máy của tế bào CD4. Các chuỗi protein chính là các khối xây dựng cho sự phát triển ra nhiều chuỗi protein HIV khác.

Giai đoạn sao chép của HIV
Giai đoạn sao chép của HIV

Giai đoạn 6: Giai đoạn lắp ráp

Trong quá trình lắp ráp, HIV mới được tạo ra bởi tế bào CD4 chủ và các protein HIV RNA di chuyển lên bề mặt tế bào và chúng tập hợp lại  thành HIV chưa trưởng thành (không nhiễm trùng).

Giai đoạn 7: Giai đoạn nảy chồi

Trong quá trình nảy chồi, HIV không nhiễm trùng (chưa trưởng thành) tự đẩy mình ra khỏi tế bào chủ CD4. (HIV chưa trưởng thành không thể lây nhiễm một tế bào CD4 khác). Khi ở bên ngoài tế bào CD4, HIV mới giải phóng ra một loại enzyme HIV – protease. Protease phá vỡ chuỗi protein dài trong virus chưa trưởng thành (không nhiễm trùng/ không truyền nhiễm), tạo ra virus trưởng thành (truyền nhiễm).

Cơ chế của thuốc kháng HIV

Thuốc kháng virus HIV là gì?

Thuốc kháng virus ARV (Antiretroviral) là một trong những nhóm thuốc kháng virus được sử dụng để điều trị người bệnh nhiễm HIV tại Việt Nam. Ngoài ra, thuốc ARV cũng được dùng cho những người chưa nhiễm HIV nhưng có nguy cơ nhiễm cao để dự phòng lây nhiễm trong cộng đồng. 

Acriptega - Loại thuốc khảng virus HIV phổ biến
Acriptega – Loại thuốc khảng virus HIV phổ biến

Mối quan hệ giữa thuốc kháng HIV và các chu kỳ sống của HIV 

Điều trị kháng virus (ARV) là điều trị bằng cách sử dụng thuốc kháng HIV để điều trị nhiễm HIV,  ngăn chặn HIV ở các giai đoạn khác nhau của chu kỳ sống từ đó nhằm bảo vệ hệ thống miễn dịch. Thuốc kháng HIV ngăn chặn HIV ở các giai đoạn khác nhau trong chu kỳ sống của chúng từ đó bảo vệ hệ thống miễn dịch của cơ thể. 

Tùy theo cơ chế tác động và theo từng chu kỳ sống của virus mà chúng ta lựa chọn các loại thuốc chống HIV khác nhau. Mỗi ngày, bệnh nhân HIV thường dùng phối hợp ít nhất hai loại thuốc kháng HIV khác nhau. 

ARV rất hiệu quả trong việc ngăn ngừa virus HIV tự sao chép. Kiểm soát lượng virus HIV trong cơ thể ở mức an toàn sẽ bảo vệ được hệ thống miễn dịch và đồng thời ngăn ngừa tiến triển từ HIV sang AIDS.

Ngoài ra, ARV còn giúp giảm nguy cơ kháng thuốc HIV và nguy cơ lây truyền HIV qua đường tình dục. ARV không thể chữa khỏi bệnh, nhưng thuốc kháng HIV sẽ giúp người nhiễm HIV khỏe mạnh hơn và sống lâu hơn.

Xem thêm: Thuốc kháng virus ARV tốt nhất hiện nay

HIV là căn bệnh hiện chưa có thuốc đặc trị để chữa khỏi hoàn toàn cho người bệnh. Hiểu và biết về vòng đời virus và cơ chế của thuốc kháng virus sẽ góp phần giúp bạn phòng tránh, dự phòng HIV cũng làm giảm số lượng virus trong cơ thể giúp bạn có thể sinh sống và khỏe mạnh như người bình thường. Hi vọng rằng, bài viết trên sẽ giúp các bạn đọc có thêm nhiều kiến thức bổ ích trong công cuộc bảo vệ sức khỏe bản thân!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi ngay
Chat với chúng tôi qua Zalo
Facebook Messenger