HIV/AIDS – căn bệnh thế kỷ mang lại nỗi khiếp sợ với nhiều người hiện nay. Nếu không can thiệp các biện pháp điều trị kịp thời, những bệnh nhân nhiễm HIV sẽ suy yếu nhanh chóng và tiến đến giai đoạn AIDS. Hầu như ai cũng sẽ bị suy sụp tinh thần và không còn tự tin với cuộc sống nếu bản thân không may bị lây nhiễm HIV.
Đối với nhiều người, bị HIV chính là một dấu chấm hết với cuộc đời của họ.Vậy người nhiễm HIV sợ gì nhất? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
HIV là gì?
HIV là loại virus có khả năng xâm nhập vào cơ thể bằng nhiều con đường khác nhau và gây suy giảm hệ thống miễn dịch vốn có ở người.
Virus Human Immunodeficiency (viết tắt là HIV) sở hữu vật chất di truyền là RNA với một sợi dương có lớp áo ngoài. Khi xâm nhập vào trong cơ thể con người, chúng sẽ nhanh chóng sản sinh và nhân số lượng lên nhiều lần, bám vào các tế bào T – helper – loại tế bào có khả năng nhận dạng ra những mầm bệnh đang tiếp xúc với cơ thể, từ đó nhanh chóng giúp cho hệ miễn dịch đưa ra kháng thể để chống lại các mầm bệnh đó).
Con đường lây nhiễm của virus HIV?
Virus HIV có nhiều con đường lây nhiễm khác nhau, được biết lây nhiễm nếu như vết thương của một đối tượng nào đó tiếp xúc với máu người nhiễm. Hiện nay, con đường lây nhiễm của HIV gồm một số trường hợp sau:
- Thông qua con đường quan hệ tình dục không an toàn (không sử dụng các biện pháp phòng tránh an toàn: sử dụng bao cao su,…) hoặc hoạt động mua bán mại dâm.
- Dùng chung kim tiêm khi chích ma túy hoặc với người bị nhiễm HIV.
- Vết thương hở tiếp xúc với máu của bệnh nhân HIV.
- HIV có thể lây từ mẹ sang con nếu như không có biện pháp bảo vệ an toàn cho em bé trong quá trình mang thai.
- Sử dụng chung bấm móng, dao cạo, kim xăm, bấm tai,… nhưng không tiệt trùng và khử khuẩn kỹ.
Đây là những con đường lây nhiễm virus HIV cơ bản hiện nay. Nếu không ngăn ngừa và có các biện pháp bảo vệ đúng cách, con người sẽ rất dễ bị lây nhiễm.
Điều gì đáng sợ nhất đối với người nhiễm HIV?
“Điều gì đáng sợ nhất đối với người nhiễm HIV?” là câu hỏi có rất nhiều người thắc mắc. Câu trả lời chính là họ thường sợ sẽ mắc bệnh, những bệnh nhẹ như cảm sốt cũng là một vấn đề vô cùng lớn đối với bản thân họ. Bởi vì ngay lúc này hệ miễn dịch của cơ thể họ đã không còn tốt như lúc ban đầu, chính vì thế mà bệnh sẽ trở nặng nhanh chóng và thậm chí không giữ được tính mạng nếu không được điều trị kịp thời.
Tuy nhiên, nếu nhắc đến nỗi sợ lớn nhất của người nhiễm HIV thì chúng ta phải kể đến là sự phân biệt đối xử và bị kỳ thị bởi mọi người xung quanh. Rất nhiều người bị HIV không có tinh thần chiến đấu với căn bệnh quái ác này và luôn cảm thấy suy sụp, đau khổ bởi bị cộng đồng xa lánh, kỳ thị.
Do vậy, việc thành lập những tổ chức nhân đạo, phi lợi nhuận cùng những phong trào ủng hộ người nhiễm HIV có thể coi là cần câu cứu vớt tinh thần hiệu quả để họ có thể tích cực điều trị và sớm quay trở lại với cuộc sống bình thường.
Phòng ngừa HIV bằng cách nào thì hiệu quả?
Để bản thân không bị rơi vào những nỗi sợ hãi trên thì cách tốt nhất chính hãy phòng ngừa HIV từ sớm. Hiện nay, việc phòng tránh HIV đã không còn quá khó, bạn nên chú ý một số điều như sau:
- Có biện pháp bảo vệ an toàn khi phát sinh quan hệ tình dục và khi quan hệ tình dục: sử dụng bao cao su.
- Không dùng chung các thiết bị như bấm móng, kim xăm mình, dao cạo,… để hạn chế tình trạng vô tình bị lây nhiễm.
- Tuyệt đối không được sử dụng chung ống kim tiêm vì điều này có nguy cơ gây hại rất cao.
- Có ý thức về bệnh HIV, nhận thức và biết rõ những con đường lây nhiễm HIV cũng như tự chủ tránh xa chúng.
Khi bạn vô tình dẫm trúng kim tiêm nghi ngờ có nhiễm virus HIV, hãy nhanh chóng rửa vết thương với xà phòng sát khuẩn và đến ngay trung tâm y tế gần nhất để được bác sĩ cấp thuốc chống phơi nhiễm HIV.
Xem thêm: Nghi ngờ bị phơi nhiễm HIV: Những điều cần làm ngay để bảo vệ sức khỏe
Điều trị HIV
Hiện nay, với sự phát triển của nền y tế thế giới, chúng ta đã có một số loại thuốc ức chế và làm chậm quá trình phát triển của virus HIV trong cơ thể người. Tùy vào từng giai đoạn bệnh mà bác sĩ sẽ có các phác đồ điều trị khác nhau cho người bệnh. Như vậy tuổi thọ của bệnh nhân sẽ được kéo dài hơn so với những người bệnh không áp dụng điều trị.
Khi chỉ mới tiếp xúc với nguồn nghi ngờ nhiễm HIV, bạn nên điều trị chống phơi nhiễm bằng thuốc ARV trong vòng dưới 6 giờ là tốt nhất và sử dụng thuốc liên tục trong 4 tuần để có thể chặn con đường xâm nhập của virus HIV vào các tế bào.
Nếu người bệnh đang bị HIV ở giai đoạn 2 và 3 thì cần tránh bị các căn bệnh nhiễm trùng cơ hội như: ung thư, bệnh lao, viêm gan B,…. Đồng thời, hãy giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ và có cho mình một tinh thần tích cực để cơ thể đủ sức chống chọi lại với căn bệnh hiểm nghèo này.
Đặc biệt, một vài người trên thế giới đã được chữa khỏi bệnh nhờ vào phương pháp cấy ghép tế bào gốc. Với phương pháp đang được nghiên cứu kỹ lưỡng hơn này, chắc chắn rằng số phận của những người bị nhiễm HIV trong tương lai có thể thay đổi theo chiều hướng vô cùng tích cực.
Hy vọng những chia sẻ bên trên sẽ là những thông tin bổ ích góp phần cho những người bị nhiễm HIV và tất cả cộng đồng biết thêm về căn bệnh thế kỷ HIV cũng như cách phòng tránh hiệu quả và cách điều trị căn bệnh này.