4 nhóm tình huống nên dùng thuốc dự phòng trước phơi nhiễm HIV

4 nhóm tình huống nên dùng thuốc dự phòng trước phơi nhiễm HIV

Virus HIV là một loại virus có khả năng tấn công các tế bào T – CD4 của hệ miễn dịch và làm suy giảm hệ thống miễn dịch tự nhiên ở con người. Tính đến thời điểm hiện tại, chúng ta vẫn chưa tìm ra loại thuốc có thể điều trị dứt điểm căn bệnh này. Tuy nhiên, các biện pháp can thiệp dự phòng cho người nhiễm HIV cũng đang mang lại hiệu quả vô cùng khả quan.

Điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV (PrEP) là phương pháp điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV cho những người có hành vi nguy cơ cao chưa nhiễm HIV hiện được sử dụng phổ biến tại Việt Nam. Vậy các nhóm tình huống nào nên dùng thuốc PrEP? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây nhé! 

HIV/AIDS và cơ chế bảo vệ của thuốc điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV (PrEP)

Theo Bộ Y tế – Cục Phòng, chống HIV/AIDS, bình thường, khi cơ thể con người chúng ta bị virus, vi khuẩn xâm nhập sẽ được các tế bào đặc biệt có trong hệ thống miễn dịch bảo vệ (tế bào T – CD4). Tuy nhiên, khi virus HIV xâm nhập vào trong cơ thể, chúng sẽ tấn công các tế bào thực thể T-CD4 và làm vô hiệu hóa khả năng bảo vệ này. Từ đó, virus HIV có thể dễ dàng sử dụng chính những tế bào này để phát triển, nhân lên về số lượng, thậm chí có thể giải phóng tạo ra hàng tỷ bản sao virus mỗi ngày.

Virus HIV tấn công các tế bào thực thể T-CD4 và làm vô hiệu hóa khả năng bảo vệ
Virus HIV tấn công các tế bào thực thể T-CD4 và làm vô hiệu hóa khả năng bảo vệ

Hệ quả của điều này là khả năng bảo vệ của hệ miễn dịch sẽ dần dần suy yếu và khi đó, sự sống của những người bị nhiễm HIV sẽ bị kết thúc nhanh chóng bởi mắc phải những bệnh nhiễm trùng cơ hội nguy hiểm như: ung thư, bệnh lao, phổi,…(giai đoạn này thường được gọi là giai đoạn AIDS). 

Thuốc PrEP có tác dụng bảo vệ các tế bào T – CD4 bằng cách ngăn cản không cho virus tấn công và ngăn sự phát triển chất xúc tác sinh học (enzyme), sự nhân lên về số lượng virus trong cơ thể con người để từ đó bảo vệ cơ thể trước nguy cơ lây nhiễm HIV. Nếu bệnh nhân sử dụng thuốc PrEP đều đặn hàng ngày, họ sẽ phòng ngừa được nguy cơ lây nhiễm HIV cũng như đảm bảo được cuộc sống an toàn, khỏe mạnh của bản thân.

Xem thêm: PrEP tình huống là gì? Giải pháp an toàn, hiệu quả cho cộng đồng MSM

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc dự phòng trước phơi nhiễm HIV – PrEP

Điều trị dự phòng trước phơi nhiễm PrEP
Điều trị dự phòng trước phơi nhiễm PrEP

Phương pháp PrEP là sử dụng thuốc kháng virus ARV để giúp người có nguy cơ cao chưa bị nhiễm HIV dự phòng lây nhiễm, giúp phòng ngừa lây nhiễm HIV một cách hiệu quả (hiệu quả dự phòng có thể lên tới hơn 90%).  

Hầu hết những người sử dụng PrEP sẽ không gặp phải phản ứng bất lợi nào đáng kể. Tuy vậy cũng có một vài trường hợp bị đau nhức đầu, mệt mỏi, chóng mặt, đau bụng, tiêu chảy hoặc buồn nôn. Các tác dụng phụ này biến mất sau vài ngày hoặc một vài tuần. Nhưng nếu tình trạng này kéo dài hơn bình thường thì người sử dụng cần phải liên hệ ngay với bác sĩ để được hỗ trợ. 

Người bệnh phải kiểm tra sức khỏe khoảng 3 tháng một lần để có thể đánh giá tình trạng sức khỏe một cách kịp thời và chính xác nhất.

Xem thêm: Thuốc PEP là gì? Dùng điều trị dự phòng phơi nhiễm HIV sao cho đúng?

4 nhóm tình huống nên dùng thuốc dự phòng trước phơi nhiễm HIV

Thông tin cơ bản về PrEP - điều trị dự phòng phơi nhiễm
Thông tin cơ bản về PrEP – điều trị dự phòng trước phơi nhiễm

Theo hướng dẫn của Bộ Y tế hiện nay, các đối tượng nên sử dụng thuốc dự phòng trước phơi nhiễm HIV (PrEP) bao gồm:

  • Nam có quan hệ tình dục đồng giới (cộng đồng MSM)
  • Người chuyển giới nữ có quan hệ không an toàn bằng đường hậu môn/ âm đạo
  • Người bán dâm hoặc người có bạn tình nhiễm HIV mà chưa điều trị ARV, điều trị ARV nhưng tải lượng HIV trong máu vẫn còn trên 200 bản sao/ml máu hoặc chưa được làm xét nghiệm tải lượng virus.
  • Đối tượng tiêm chích ma túy

Tuy nhiên không phải đối tượng nào thuộc những nhóm người vừa nêu trên cũng sử dụng được PrEP mà sẽ có một số trường hợp chống chỉ định khác (không chỉ định điều trị PrEP), như:

+ Dương tính với HIV.

+ Ước tính độ thanh thải creatinin là < 60 ml/phút.

+ Có khả năng mới nhiễm HIV hoặc có dấu hiệu nhiễm HIV cấp.

+ Có chống chỉ định hoặc bị dị ứng với bất kỳ thuốc nào trong phác đồ điều trị PrEP.

+ Không sử dụng cho người dưới 35 kg.

+ Có tiền sử phơi nhiễm với HIV trong vòng 72 giờ qua (trường hợp này sẽ đánh giá và kê đơn điều trị dự phòng sau phơi nhiễm (PEP) cho bệnh nhân)

Khi nào người đang dùng PrEP ngừng sử dụng thuốc?

Các chuyên gia, bác sĩ có thể chỉ định cho khách hàng ngừng sử dụng PrEP khi:

– Khách hàng không còn nguy cơ lây nhiễm HIV và đã thay đổi hành vi, ví dụ như: không dùng chung bơm kim tiêm với đối tượng tiêm chích ma túy, không dùng chung kim xăm mình, mỗi lần quan hệ tình dục luôn đảm bảo sử dụng bao cao su đúng cách,…

– Đối tượng chỉ có một bạn tình (quan hệ tình dục chung thủy) mà bạn tình âm tính với HIV và không có hành vi nguy cơ lây nhiễm cao.

– Bạn tình hoặc vợ/chồng nhiễm HIV đã được điều trị ARV trên 6 tháng và có tải lượng virus HIV trong máu đạt dưới ngưỡng phát hiện (dưới 200 bản sao/ml máu).

– Không có, không phát sinh quan hệ tình dục. 

Khi có chỉ định ngừng dùng thuốc PrEP, nếu khách hàng là người có quan hệ tình dục qua đường âm đạo/ hậu môn hoặc người dự phòng nguy cơ lây nhiễm qua đường máu cần phải tiếp tục sử dụng đến hết 28 ngày sau lần được xác định là lần phơi nhiễm cuối cùng. Đối với người nam quan hệ tình dục đồng giới qua hậu môn (cộng đồng MSM) cần tiếp tục sử dụng thuốc PrEP 2 ngày kể từ lần quan hệ tình dục cuối cùng.

Điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV (PrEP) là một trong những biện pháp hiệu quả có khả năng ngăn chặn nguy cơ lây nhiễm HIV cho chính bản thân người bệnh và cộng đồng. chính vì thế, những người thuộc nhóm có nguy cơ lây nhiễm nên tích cực tham gia điều trị để có thể tránh cho bản thân và những người xung quanh khỏi bị lây nhiễm cũng như bảo vệ được cuộc sống an toàn, khỏe mạnh cho chúng ta. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi ngay
Chat với chúng tôi qua Zalo
Facebook Messenger