HIV là một căn bệnh thế kỷ mà đến nay các nhà nghiên cứu vẫn chưa tìm ra được loại thuốc đặc trị. Do đó phòng ngừa HIV luôn được mọi người đặc biệt quan tâm. Trong phần tiếp theo của bài viết, bạn có thể tìm hiểu về những biện pháp phòng ngừa HIV.
HIV là gì và lây lan như thế nào?
HIV là tên của một loại virus gây suy giảm hệ miễn dịch ở người. Khi xâm nhập vào cơ thể, virus này sẽ tấn công hệ miễn dịch và khiến cho người bệnh không còn bất cứ một hàng rào bảo vệ cơ thể nào nữa. Do đó, người nhiễm HIV rất dễ mắc bệnh, từ những bệnh nhẹ như cảm cúm, viêm họng đến những bệnh nguy hiểm hơn như viêm não, viêm phổi, ung thư,…
Virus HIV lây nhiễm từ người sang người, nguồn lây truyền HIV duy nhất là người nhiễm HIV và HIV không lây truyền từ động vật. Có 3 con đường lây nhiễm HIV chủ yếu là máu, đường tình dục và lây nhiễm từ mẹ sang con, cụ thể như sau:
HIV lây truyền từ máu của người đã nhiễm HIV
HIV có thể lây lan qua máu hoặc các chế phẩm của máu như:
- Dùng chung các vật dụng phẫu thuật chưa được diệt khuẩn đúng cách
- Dùng chung bơm kim tiêm
- Dùng chung kim xăm trổ, dao cạo, dụng cụ xăm lông mày, xăm môi, kim châm cứu,…
- Dùng chung các đồ dùng dễ dính máu của người khác như bàn chải đánh răng
- Tiếp xúc trực tiếp với máu của người nhiễm HIV qua vết thương hở
HIV lây truyền qua đường tình dục
Virus HIV lây lan qua đường tình dục khi các dịch cơ thể như dịch sinh dục hoặc máu có chứa HIV xâm nhập vào cơ thể bạn tình. Tất cả mọi hình thức quan hệ tình dục đều có nguy cơ lây nhiễm HIV. Tuy nhiên, mức độ nguy cơ là khác nhau, nguy cơ cao lây nhiễm HIV cao nhất là quan hệ tình dục qua đường hậu môn, sau đó là đường âm đạo và cuối cùng là quan hệ bằng miệng.
HIV lây nhiễm từ mẹ sang con
Khi người mẹ nhiễm HIV, đứa trẻ có thể bị lây truyền HIV từ mẹ trong 3 thời kỳ sau:
- Khi mang thai: HIV từ máu của mẹ qua nhau thai xâm nhập vào thai nhi
- Khi sinh: HIV từ nước ối hoặc máu và dịch âm đạo của mẹ sẽ dính vào cơ thể đứa trẻ trong quá trình sinh nở
- Khi cho con bú: HIV có thể xâm nhập vào cơ thể bé qua sữa mẹ hoặc các vết nứt ở núm vú của mẹ.
Phòng ngừa HIV: những biện pháp bạn cần biết
HIV lây nhiễm chủ yếu qua 3 con đường như đã đề cập ở trên, do đó, phòng tránh HIV cần lưu tâm đến những con đường lây truyền của chúng.
- Phòng tránh HIV qua đường tình dục
- Có lối sống lành mạnh, chung thủy một vợ một chồng. Trong trường hợp có quan hệ tình dục với đối tượng chưa rõ có nhiễm HIV hay không thì cần bảo vệ bản thân bằng cách sử dụng bao cao su.
- Phát hiện sớm và chữa trị kịp thời các bệnh lây qua đường tình dục giúp giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm HIV/AIDS.
- Phòng tránh HIV qua đường máu
- Không dùng chung bơm kim tiêm.
- Chỉ truyền máu và nhận các chế phẩm khi thật cần thiết, chỉ nhận máu khi đã qua xét nghiệm.
- Không tiêm chích ma túy.
- Tránh tiếp xúc trực tiếp với dịch cơ thể của người nhiễm.
- Không dùng chung đồ dùng cá nhân: dao cạo râu, bàn chải đánh răng,…
- Phòng tránh HIV lây truyền từ mẹ sang con:
- Phụ nữ nhiễm HIV không nên mang thai (nếu có mang thai thì nên sinh mổ hạn chế lây nhiễm qua thai nhi).
- Trường hợp muốn sinh con, thì phải đến cơ sở y tế để được tư vấn về cách phòng lây nhiễm HIV qua cho con.
- Sau khi đẻ thì không cho con bú sữa mẹ mà nên thay thế sữa ngoài.
Ngoài ra bạn có thể phòng tránh HIV bằng những cách sau:
Dùng PrEP dự phòng trước phơi nhiễm HIV
Nếu bạn nằm trong nhóm đối tượng có nguy cơ lây nhiễm HIV cao, ự phòng trước phơi nhiễm HIV (PrEP) sẽ sử dụng một liều thuốc điều trị HIV hàng ngày, được gọi là thuốc kháng virus, có thể giảm tới trên 90% nguy cơ nhiễm HIV.
PrEP là sự kết hợp của 2 loại thuốc kháng virus để dự phòng lây nhiễm HIV. PrEP được khuyến nghị cho bất kỳ ai có nhiều nguy cơ nhiễm HIV. PrEP cần phải được sử dụng một lần mỗi ngày hoặc theo chỉ định của bác sĩ. Khi ngừng sử dụng PrEP, thuốc sẽ hết tác dụng bảo vệ.
Ngăn ngừa HIV sau khi phơi nhiễm
Nếu bạn nghi ngờ rằng mình đã bị phơi nhiễm HIV, bạn có thể dùng thuốc điều trị HIV trong 28 ngày để có khả năng ngăn chặn sự lây nhiễm.
Phương pháp điều trị dự phòng sau phơi nhiễm (PEP) hoạt động tốt nhất nếu được sử dụng ngay sau khi tiếp xúc với virus. PEP có thể giảm tới 81% nguy cơ nhiễm HIV nếu bắt đầu trong vòng 72 giờ.
Phòng ngừa HIV không chỉ giúp bảo vệ bản thân mà còn là trách nhiệm của mỗi cá nhân với gia đình và xã hội. Vì vậy, chúng ta cần trang bị đầy đủ kiến thức về phòng tránh HIV, chủ động bảo vệ bản thân mọi lúc mọi nơi. Nếu bạn cần tìm hiểu thêm về HIV, hãy liên hệ tới số điện thoại 0968559939 để được các y bác sĩ tư vấn.