Với nhiều người HIV thực sự đáng sợ, một khi đã nhiễm HIV người bệnh cần xác định sẽ sống chung với chúng đến cuối đời. Bài viết dưới đây là với chủ đề “Sống chung với HIV: Kinh nghiệm và lời khuyên từ chuyên gia” sẽ đem đến những thông tin hữu ích cho người đã nhiễm HIV.
Hiểu rõ về HIV
Trước tiên bạn cần hiểu rõ về HIV để có thể theo dõi và bảo vệ sức khỏe của bản thân một cách chủ động và hiệu quả nhất. HIV là một loại virus nguy hiểm mà cho đến thời điểm hiện tại khi HIV đã tồn tại hơn 1 thế kỷ nhưng các chuyên gia y tế vẫn chưa thể tìm cách điều trị triệt để cho người nhiễm HIV.
Khi xâm nhập vào cơ thể người các virus này sẽ phát triển nhanh chóng và tấn công vào hệ miễn dịch của người bệnh gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch ở người (viết tắt là HIV/AIDS). HIV lây truyền qua 3 con đường chính:
- Đường tình dục: HIV có thể lây truyền từ người này qua người khác bằng các dịch sinh dục (tinh trùng, dịch âm đạo,…) hoặc máu. Mọi hình thức quan hệ tình dục đều có nguy cơ lây nhiễm HIV, đặc biệt quan hệ bằng hậu môn có nguy cơ lây nhiễm cao nhất.
- Đường máu: máu là nơi có chứa các virus HIV nên khi tiếp xúc trực tiếp với máu của người nhiễm HIV chắc chắn có nguy cơ lây nhiễm rất cao. Việc dùng chung bơm kim tiêm, dụng cụ phẫu thuật chưa diệt khuẩn đúng cách, bàn chải đánh răng,… có khả năng nhiễm HIV rất cao.
- Lây truyền từ mẹ sang con: người mẹ nhiễm HIV có khả năng lây truyền HIV cho con rất cao. Trong mỗi thời kỳ từ khi mang thai đến khi sinh và khi cho con bú đều có nguy cơ lây nhiễm nếu không được hướng dẫn và thực hiện đúng cách.
HIV trải qua 3 giai đoạn với các triệu chứng và biểu hiện khác nhau:
- Giai đoạn nhiễm trùng cấp tính: các triệu chứng mà người bệnh thường gặp là sốt, đau đầu, mệt mỏi, phát ban, đau cơ,… Các triệu chứng này khá tương đồng với bệnh cúm thông thường nên người bệnh thường dễ bỏ qua.
- Giai đoạn mãn tính: giai đoạn này sẽ kéo dài khá lâu (khoảng 20 năm) nếu người bệnh tuân thủ phác đồ điều trị, giữ tinh thần lạc quan và có ý thức bảo vệ sức khỏe.
- Giai đoạn AIDS: ở giai đoạn cuối hệ miễn dịch của người bệnh dường như đã bị tấn công nghiêm trọng khiến tình trạng giảm cân không rõ nguyên nhân, nhiễm trùng đường hô hấp (viêm họng, viêm phế quản, viêm tai giữa), viêm da, loét miệng, phát ban, viêm phổi, zona, ung thư hạch bạch huyết,…có thể xuất hiện khiến người bệnh lo lắng, bất an.
Tuân thủ phác đồ điều trị
Điều trị HIV là một quá trình lâu dài, đòi hỏi sự kiên nhẫn và kỷ luật của người tham gia điều trị. Hầu hết phác đồ điều trị HIV đều sử dụng các loại thuốc kháng virus, các thuốc này có hiệu quả rất lớn trong quá trình ngăn chặn sự phát triển và ảnh hưởng của virus đến hệ miễn dịch của người bệnh.
Nếu người bệnh đột ngột dừng uống thuốc, không tuân thủ phác đồ điều trị sẽ khiến lượng virus phát triển mạnh mẽ và sức khỏe bị suy giảm nhanh chóng. Vì vậy, tuân thủ phác đồ điều trị là nguyên tắc trong điều trị HIV nói riêng và điều trị mọi bệnh lý nói chung.
Kiểm tra sức khỏe định kỳ
Người nhiễm HIV cần thực hiện khám sức khỏe định kỳ để theo dõi quá trình phát triển của bệnh nhằm đưa ra hướng điều trị phù hợp trong mỗi thời điểm. HIV có thể phát triển nhanh hoặc chậm ở mỗi người, hiệu quả điều trị ở mỗi người bệnh cũng không giống nhau, do đó việc khám sức khỏe thường xuyên là rất quan trọng.
Có chế độ dinh dưỡng cân bằng
Người nhiễm HIV cần bổ sung những thực phẩm chứa nhiều vitamin, protein, chất khoáng,… giúp nâng cao sức đề kháng cho cơ thể. Bên cạnh đó các chất không lành mạnh như chất béo xấu, đường,… cần được người bệnh hạn chế sử dụng; thuốc là và rượu bia cũng cần hạn chế tối đa.
>>> Xem themeL Chế độ dinh dưỡng cho người sống chung với HIV
Giữ tinh thần lạc quan
Tinh thần là một yếu tố rất quan trọng trong quá trình điều trị HIV. Tuy hiện nay vẫn chưa có thuốc đặc trị HIV nhưng các loại thuốc kháng virus và phương pháp điều trị tiên tiến đã được áp dụng giúp người nhiễm HIV có cuộc sống khỏe mạnh, vui vẻ như những người không nhiễm HIV. Có được tinh thần lạc quan, tươi vui hiệu quả điều trị sẽ tốt hơn rất nhiều.
>>> Xem thêm: 6 cách để hỗ trợ tinh thần cho người nhiễm HIV
Tập luyện thể dục thể thao
Người nhiễm HIV có thể tham gia các môn thể thao nhẹ nhàng như chạy bộ, khiêu vũ, đạp xe,… để nâng cao sức khỏe, sức bền cho cơ thể. Bạn có thể tập luyện khoảng 30 – 40 phút mỗi ngày.
Bài viết trên đây là những chia sẻ từ chuyên gia về những việc nên làm để có sống lành mạnh với HIV. Hy vọng bài viết đã tiếp thêm tinh thần, động lực cho những người nhiễm HIV có cuộc sống khỏe mạnh, vui vẻ, lạc quan.
Trong quá trình chiến đấu với HIV đôi khi bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi, chán nản, tuy nhiên bạn hãy tin tưởng vào sự tiến bộ của y học hiện nay. Bạn có thể liên hệ với Trung tâm Tư vấn HIV qua số điện thoại 096 855 9939 để được hỗ trợ, tư vấn bất cứ khi nào.