PEP là một liệu pháp điều trị dự phòng sau phơi nhiễm HIV. Vậy PEP hoạt động như thế nào và đem lại hiệu quả ra sao? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây Điều trị dự phòng sau phơi nhiễm (PEP): hướng dẫn và lợi ích.
Điều trị dự phòng sau phơi nhiễm (PEP) là gì?
Điều trị dự phòng sau phơi nhiễm PEP là phương pháp ngăn chặn sự lây nhiễm HIV đối với người đã phơi nhiễm với virus HIV. PEP chỉ có hiệu quả trong vòng 72h vì vậy nếu bạn đã xác định phơi nhiễm với HIV hãy đến trung tâm y tế và sử dụng PEP càng sớm càng tốt. Sau mỗi giờ PEP lại có hiệu quả giảm dần và sau 72h PEP hoàn toàn không có tác dụng.
Nếu được sử dụng PEP từ sớm và đúng cách liệu pháp này có hiệu quả phòng ngừa lây nhiễm HIV rất cao lên tới 95 – 99%.
Hướng dẫn sử dụng PEP
Điều trị dự phòng sau phơi nhiễm PEP được sử dụng cho những người đã phơi nhiễm HIV. Những đối tượng cần sử dụng PEP phải đảm bảo có đầy đủ các yếu tố cụ thể như sau:
- Người chưa nhiễm HIV hoặc chưa rõ tình trạng lây nhiễm của mình.
- Người có phơi nhiễm với HIV hoặc nghi ngờ phơi nhiễm (quan hệ tình dục không sử dụng bao cao su, bao cao bị rách, bị kim đâm, dùng chung bơm kim tiêm, tiếp xúc trực tiếp với máu của người nhiễm HIV qua vết thương hở…)
- Không quá 72h tính từ lúc phơi nhiễm HIV.
PEP sử dụng các loại thuốc kháng virus và cần được sử dụng liên tục trong vòng 28 ngày. Thuốc kháng virus cần được uống vào một khung giờ cố định, do đó bạn cần hết sức lưu ý. Quá trình sử dụng thuốc kháng virus này có thể gây ra một số tác dụng phụ và phản ứng nhẹ như: buồn nôn, chóng mặt, đau đầu,…
Nếu bạn đã phơi nhiễm HIV bạn nên tiến hành xét nghiệm HIV sau 28 ngày kể từ khi phơi nhiễm để đánh giá cơ bản về hiệu quả sử dụng PEP và sau 3 tháng kể từ khi phơi nhiễm để khẳng định hiệu quả sử dụng PEP (dù bạn có sử dụng PEP hay không). Trong khoảng thời gian 3 tháng đó khi chưa xác định rõ tình trạng lây nhiễm HIV của mình bạn nên nâng cao ý thức để tránh lây nhiễm HIV cho cộng đồng (không tham gia các hoạt động hiến máu, quan hệ tình dục an toàn, không dùng chung bàn chải đánh răng,…)
Cách xử lý khi quên uống thuốc trong quá trình dùng PEP
Đặc điểm của thuốc kháng virus trong quá trình điều trị PEP là phải được uống đúng giờ. Tuy nhiên trong quá trình điều trị dự phòng sau phơi nhiễm PEP rất nhiều người đã quên uống thuốc đúng giờ, vậy dưới đây là cách xử lý trong các trường hợp quên uống thuốc:
- Nếu quên uống thuốc dưới 24 tiếng, bạn hãy uống ngay khi nhớ ra. Bạn cần đảm bảo viên thuốc tiếp theo được uống sau ít nhất 4 tiếng và viên tiếp theo đó vẫn được uống đúng giờ cũ.
- Nếu quên uống thuốc trên 24 tiếng đến 48 tiếng thì bạn cần uống ngay khi nhớ ra và lưu ý chỉ uống 1 viên mỗi lần, không uống bù cho lần quên uống thuốc trước đó. Các viên thuốc còn lại uống như bình thường cho đến khi đủ 28 ngày.
- Nếu quên uống thuốc trên 48 tiếng thì PEP đã không còn hiệu quả nữa.
Đây là cách xử lý cho những trường hợp quên uống thuốc đúng giờ, tuy nhiên thuốc chỉ có hiệu quả tối đa khi được uống đúng vào khung giờ cố định, do đó bạn cần hết sức lưu ý và tuân thủ tuyệt đối, tránh những trường hợp không mong muốn xảy ra.
- Cách hạn chế tác dụng phụ khi dùng PEP
- Uống thuốc trước hoặc sau bữa ăn 1 – 2 tiếng, không để bụng quá no hoặc quá đói.
- Uống nhiều nước.
- Hạn chế nạp vào cơ thể những thực phẩm nhiều dầu mỡ, chất béo, sữa chua.
- Bổ sung vitamin, dinh dưỡng cho cơ thể.
Lợi ích khi sử dụng PEP
Điều trị dự phòng sau phơi nhiễm có lợi ích rất lớn trong việc ngăn chặn lây nhiễm HIV cho những người đã phơi nhiễm. Những đối tượng đã phơi nhiễm HIV trong vòng 72h vẫn có khả năng không nhiễm virus nhờ liệu pháp này. Đây như một “vị cứu tinh” cho con người, bởi cho đến hiện nay HIV vẫn chưa có thuốc đặc trị hoặc phương pháp điều trị triệt để.
Điều trị dự phòng sau phơi nhiễm PEP đã mở ra cơ hội bảo vệ sức khỏe cho rất rất nhiều người. Đối với những người phơi nhiễm trong môi trường nghề nghiệp (thực hiện các thủ thuật y tế, truy bắt tội phạm,…) hoặc phơi nhiễm ngoài ý muốn thì liệu pháp điều trị sau phơi nhiễm PEP đem lại lợi ích và ý nghĩa rất to lớn.
Điều trị dự phòng sau phơi nhiễm HIV (PEP) được sử rất phổ biến hiện nay bởi hiệu quả của chúng. Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn tìm ra giải pháp tốt nhất cho bản thân hoặc những người thân xung quanh.
Nếu bạn cần hỗ trợ, tư vấn chi tiết về liệu pháp điều trị dự phòng sau phơi nhiễm (PEP) hoặc về các vấn đề liên quan tới HIV bạn có thể liên hệ tới Trung tâm Tư vấn HIV qua địa chỉ gmail Tuvanhiv247@gmail.com hoặc gọi điện/ nhắn tin tới số điện thoại 096 8559 939. Đội ngũ chăm sóc khách hàng tại trung tâm sẵn sàng hỗ trợ khách hàng 24/7.