Bí quyết sống lâu và sống khỏe mạnh khi nhiễm HIV

HIV là căn bệnh vô cùng nguy hiểm khiến mọi người lo sợ khi bị lây nhiễm. Nhưng không phải vì vậy mà người bệnh bi quan, chán nản, tự ti vào bản thân. Hiện nay y học phát triển đã có những biện pháp cũng như bí quyết giúp người nhiễm HIV sống khỏe mạnh và lạc quan hơn. Hãy cùng tham khảo những bí quyết sống lâu và khỏe mạnh sau khi nhiễm HIV trong bài viết này.

I. HIV/AIDS là gì?

HIV (Human Immunodeficiency Virus) là tên gọi của một loại virut gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người.

AIDS (Acquired Immuno Deficiency Syndrome) là Hội chứng gây suy giảm miễn dịch mắc phải. Virut HIV gây suy yếu dần dần hệ miễn dịch là hàng rào phòng thủ chống lại bệnh tật của cơ thể. Từ đó khiến cho cơ thể suy yếu dễ bị tấn công bởi các mầm bệnh cơ hội từ đó gây ra nhiều chứng và bệnh nguy hiểm dẫn đến tử vong. 

II. Diễn biến bệnh sau khi nhiễm virus HIV

Sau khi tiếp xúc với nguồn bệnh khoảng từ 2-4 tuần đầu tiên người bệnh thường xuất hiện những biểu hiện sớm của bệnh, các dấu hiệu này biểu hiện khá giống với bệnh cảm cúm thông thường nên có thể dễ bị nhầm lẫn khiến người bệnh chủ quan.

Các giai đoạn tiến triển của HIV
Các giai đoạn tiến triển của HIV

Nếu một người bình thường khỏe mạnh bị nhiễm HIV thì họ vẫn sống khỏe mạnh trong vòng 5 đến 10 năm đầu tiên, đây gọi là giai đoạn tiềm tàng. Trong 5 năm tiếp theo, nếu không điều trị bệnh nhân sẽ tử vong do các bệnh cơ hội vì suy giảm miễn dịch.

III. Bí quyết giúp sống lâu và sống khỏe mạnh khi nhiễm HIV 

Mặc dù đây là căn bệnh nguy hiểm nhưng người nhiễm HIV hoàn toàn có khả năng sống khỏe mạnh bình thường trên 30 năm. Trên thế giới đã có một số bệnh nhân nhiễm HIV từ thập kỷ 80 vẫn sống bình thường.

Tại Việt Nam cúng đã có rất nhiều người nhiễm HIV từ những năm 1990 hiện vẫn sống khỏe mạnh. Bệnh nhân bị nhiễm HIV hoàn toàn có thể sống như một người bình thường nếu như tham khảo những điều sau đây:

1. Tuân thủ tuyệt đối điều trị ARV

Đây là một vấn đề quan trọng nhất để không xảy ra hiện tượng kháng thuốc. Bạn cần tuân thủ tuyệt đối theo chỉ dẫn của bác sĩ, không được quên uống thuốc dù chỉ 1 lần trong tháng.

Bạn nên có những biện pháp để nhắc nhở bản thân uống thuốc đều đặn đúng giờ như: đặt báo thức/thông báo điện thoại, để thuốc chỗ dễ thấy, nhờ người thân nhắc nhở…

Tuân thủ tuyệt đối điều trị ARV
Tuân thủ tuyệt đối điều trị ARV

Trong những trường hợp đặc biệt bạn cần phải đi xa thì hãy mang số lượng thuốc gấp đôi số ngày dự kiến, đề phòng những trường hợp không đủ thuốc để uống. Ví dụ bạn đi công tác 3 ngày thì mang theo 6 ngày thuốc. Sau mỗi 6 tháng các bác sĩ sẽ xét nghiệm CD4 trong máu của bạn để đánh giá tình trạng hệ miễn dịch của bạn. Khi chỉ số CD4 trên 500 bạn an toàn, CD4 từ 700 – 1200 bạn rất an toàn.

>> Có thể bạn quan tâm: Thuốc ARV trong điều trị HIV và những điều cân lưu ý khi dùng thuốc

2. Thực hiện lối sống lành mạnh

Người bệnh cần có lối sống lành mạnh, tránh xa các tác nhân gây bệnh cơ hội. Luôn giữ thói quen ăn uống khoa học, ăn chín uống sôi, giữ gìn sức khỏe, thường xuyên tập luyện thể dục thể thao, không làm việc quá sức, không thức khuya, không uống rượu bia, không hút thuốc lá, không dùng chất gây nghiện, quan hệ tình dục không an toàn. 

3. Giải tỏa lo âu, căng thẳng, chán nản, tuyệt vọng

Điều này là cực kỳ quan trọng, các nhà khoa học nhận thấy người nhiễm HIV chết nhanh chủ yếu là do tâm lý chán nản, tuyệt vọng, mất niềm tin vì bị xã hội kỳ thị và xa lánh. Bạn có thể tâm sự với bác sĩ điều trị của mình, chia sẻ với người thân bạn bè, làm bạn với người cùng cảnh ngộ đáng tin cậy.

Giữ vững lạc quan, chia sẻ và kết nối
Giữ vững lạc quan, chia sẻ và kết nối

Hơn thế người bệnh hãy rũ bỏ mặc cảm, làm những công việc có ích cho bản thân, cộng đồng. VÌ vậy, người nhiễm HIV không nên quá lo lắng, suy sụp mà cần giữ một tinh thần lạc quan, lấy lại niềm tin cuộc sống để có thể bảo vệ sức khỏe của chính mình. 

4. Trang bị kiến thức về phòng tránh bệnh cơ hội

Khi cơ thể bị virut HIV xâm nhập, hệ miễn dịch sẽ suy giảm đáng kể tạo điều kiện cho các bệnh cơ hội bùng phát như lao, viêm phổi, viêm gan,… dễ dẫn đến tử vong. Cần duy trì thói quen khám bệnh định kỳ để tho dõi sức khỏe một cách tốt nhất, không lạm dung thuốc khi không có sự tham vấn của bác sĩ.

Lưu ý khi hai người bị nhiễm HIV quan hệ tình dục không an toàn sẽ gây lên hiện tượng nồng độ HIV ngày càng tăng.

5. Bồi bổ cơ thể và làm tăng sức đề kháng của hệ miễn dịch

Ăn uống lành mạnh, đủ chất
Ăn uống lành mạnh, đủ chất

Đây là vấn đề cơ bản nhất tạo ra sự tăng cường về sức khỏe của các bệnh nhân HIV. Trên thị trường hiện nay có bán rất nhiều sản phẩm tăng sức đề kháng (CD4), kéo dài thời gian tiềm tàng và có lợi cho sức khỏe người nhiễm HIV. 

>> Có thể bạn quan tâm

Như vậy bài viết đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về bí quyết sống khỏe mạnh khi nhiễm HIV. Trước đây HIV bị coi là án tử hình nhưng hiện nay việc điều trị đã có rất nhiều tiến bộ. Để có thể kéo dài sự sống người bệnh cần trang bị cho bản thân những kiến thức cơ bản, cùng một tinh thần lạc quan, tuân thủ liệu trình và phác đồ điều trị. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi ngay
Chat với chúng tôi qua Zalo
Facebook Messenger