Cách dự phòng sau khi phơi nhiễm HIV

Acriptega

Chúng ta biết rằng HIV là căn bệnh thế kỷ, rất dễ lây nhiễm trọng cộng đồng. Các trường hợp phơi nhiễm HIV xảy ra nhiều hơn, mang lại nguy cơ nhiễm HIV cao. Khi bị phơi nhiễm HIV, chúng ta nghĩ ngay đến điều trị dự phòng.

Vậy PEP – cách dự phòng sau khi phơi nhiễm HIV là gì? Cùng Tư vấn HIV tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

I. Triệu chứng nhiễm HIV

Triệu chứng nhiễm HIV
Triệu chứng nhiễm HIV

HIV với tên tiếng anh đầy đủ là Human immunodeficiency virus, là một loại virus gây suy giảm hệ miễn dịch của cơ thể. Virus HIV khiến cơ thể mất đi sức đề kháng trước những virus khác, nấm, vi khuẩn, … đe dọa tính mạng con người. Virus HIV lây truyền qua ba con đường chính là đường máu, đường tình dục và truyền từ mẹ sang con. Trong cộng đồng, các trường hợp phơi nhiễm HIV (chỉ sự tiếp xúc trực tiếp với máu và dịch thể của người nhiễm HIV) có thể xảy ra:

  • Dùng chung kim tiêm, dùng chung các dụng cụ xuyên chích qua da có dính máu của người nhiễm HIV
  • Tiếp xúc trực tiếp với máu hoặc của người nhiễm HIV tới vùng da bị tổn thương/ viêm loét trước đó, vùng niêm mạc
  • Quan hệ tình dục không an toàn, bao cao su bị thủng/ rách trong khi quan hệ với người nhiễm HIV. Bị cưỡng dâm, cường bạo

Sau phơi nhiễm, nguy cơ virus xâm nhập vào cơ thể có thể cao hoặc thấp tùy thuộc vào mức độ vết thương, tình huống xảy ra lúc đó. Triệu chứng nhiễm HIV bạn có thể nhận biết trong giai đoạn đầu có thể là:

  • Sốt kéo dài, nhiệt độ cơ thể duy trì ở 38 độ C đến 39 độ C không thuyên giảm
  • Sốt kèm theo mệt mỏi, toàn thân đau nhức, hạch bạch huyết sưng to, đau họng
  • Nôn mửa, tiêu chảy kéo dài không thuyên giảm dù đã điều trị theo phương pháp thông thường
  • Phát ban, tình trạng rất giống với dị ứng
  • Sụt cân dù ăn uống, sinh hoạt bình thường

Đó là một số triệu chứng nhiễm HIV trong giai đoạn đầu, thường từ 2 – 3 tuần sau khi phơi nhiễm. Tuy nhiên các triệu chứng này biểu hiện không rõ rệt, rất giống với triệu chứng của bệnh cảm thông thường nên không được nhiều người chú ý. Có người nhiễm HIV giai đoạn đầu còn không có biểu hiện gì.

Vì vậy, khi bạn bị phơi nhiễm HIV, dù nguy cơ cao hay thấp hãy xử lý nhanh vết thương và đến ngay cơ sở y tế gần nhất có chuyên khoa HIV để điều trị dự phòng sau phơi nhiễm HIV.

>>Chi tiết xem tại: Chỉ bạn 5 triệu chứng sớm nhận biết bạn đã bị nhiễm HIV

II. PEP là gì?

Cách dự phòng sau khi phơi nhiễm HIV
Cách dự phòng sau khi phơi nhiễm HIV

PEP hay phòng ngừa sau phơi nhiễm là sử dụng thuốc kháng virus HIV (ARV) sau khi tiếp xúc với máu hoặc dịch thể của người nhiễm HIV.

Điều trị PEP có hiệu quả dự phòng phơi nhiễm HIV nếu sử dụng trong vòng không quá 72 giờ, tôi ưu là 6 giờ đầu sau phơi nhiễm theo đúng chỉ định của bác sĩ. Sau 72 giờ, việc điều trị điều trị PEP coi như vô nghĩa. Liệu trình PEP với thuốc ARV Acriptega sẽ diễn ra trong 28 ngày và dừng lại khi có sự đồng ý của bác sĩ hoặc có kết quả xét nghiệm HIV dương tính.

III. PEP dành cho những ai? Có nên thường xuyên sử dụng PEP?

PEP dành cho những người tiếp xúc với HIV một lần duy nhất. Cụ thể:

  • Quan hệ tình dục không an toàn
  • Bị cưỡng dâm, tấn công tình dục
  • Dùng chung kim tiêm chích ma túy
  • Bị tổn thương bởi các vật sắc nhọn có dính máu hoặc dịch thể của người nhiễm HIV
  • Máu hoặc dịch thể của người nhiễm HIV tiếp xúc trực tiếp với niêm mạc, vết thương hở

Chỉ sử dụng PEP trong các tình huống ngay sau khi có nguy cơ nhiễm HIV. PEP có hiệu quả, nhưng không phải hiệu quả 100%. Khi sử dụng PEP, bạn vẫn cần tuân thủ tuyệt đối các quy tắc an toàn (quan hệ tình dục có bao cao su, không sử dụng chung kim tiêm, …) Đối với trường hợp những người thường xuyên tiếp xúc HIV, PEP sẽ không có hiệu quả, mà nên trao đổi với bác sĩ về PrEP (phòng ngừa trước khi tiếp xúc)

IV. PEP có tác dụng phụ không? Có thể điều trị PEP ở đâu?

PEP an toàn nhưng gây nên một số tác dụng phụ như buồn nôn, chóng mặt, tiêu chảy, mệt mỏi, … ở một số người. Những tác dụng phụ này thường không gây ảnh hưởng quá lớn đến sức khỏe của bạn.

Bạn có thể nhận tư vấn, điều trị PEP tại các phòng khám gia đình, phòng cấp cứu, phòng chăm sóc . Hoặc bạn có thể liên hệ với Tư vấn HIV để nhận được giúp đỡ nhanh chóng, chính xác và chuyên nghiệp.

Tham khảo thêm các bài viết:

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi ngay
Chat với chúng tôi qua Zalo
Facebook Messenger