Cần làm gì sau khi phơi nhiễm HIV?

Cần làm gì sau khi phơi nhiễm HIV?

Nếu bạn đã tiếp xúc trực tiếp với nguồn lây nhiễm HIV và có nguy cơ lây nhiễm cao chắc hẳn bạn sẽ rất hoang mang, lo lắng. Vậy bạn có thể theo dõi bài viết dưới đây để biết mình cần làm gì sau khi phơi nhiễm HIV.

Phơi nhiễm HIV là như thế nào?

Phơi nhiễm HIV là tình trạng một người đã tiếp xúc hoặc nghi ngờ tiếp xúc với virus HIV và có khả năng nhiễm HIV. Các hình thức lây nhiễm HIV bao gồm:

  • Quan hệ tình dục không an toàn: Quan hệ tình dục không sử dụng các biện pháp bảo vệ như bao cao su hoặc bao cao su bị rách, hoặc quan hệ tình dục với người nhiễm HIV đều có thể dẫn đến phơi nhiễm HIV.
  • Sử dụng chung kim tiêm hoặc vật dụng tiêm chích: Việc sử dụng chung kim tiêm hoặc vật dụng tiêm chích có thể dẫn đến phơi nhiễm HIV nếu chúng không được vệ sinh sạch sẽ hoặc không được sử dụng đúng cách.
  • Truyền máu: Việc nhận máu từ người nhiễm HIV hoặc sử dụng chung vật dụng sắc nhọn không được vệ sinh sạch sẽ cũng có thể dẫn đến phơi nhiễm HIV.
  • Sử dụng chung dao cạo râu  và các vật dễ dính máu: Sử dụng chung dao cạo râu hoặc các vật dễ dính máu như bàn chải đánh răng, bấm móng tay,… với người nhiễm HIV có thể dẫn đến phơi nhiễm HIV.
  • Phơi nhiễm do nghề nghiệp: công an, nhân viên y tế…

Cần làm gì sau khi phơi nhiễm HIV?

Nếu bạn nghi ngờ mình nhiễm HIV, bạn hãy thật bình tĩnh để tìm ra cách xử lý hiệu quả nhất.

Đến cơ sở y tế

Việc đầu tiên bạn cần phải làm khi nghi ngờ lây nhiễm HIV chính là đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để được các y bác sĩ có chuyên môn tư vấn và kiểm tra HIV. Với chuyên môn của mình, các bác sĩ và đội ngũ nhân viên y tế có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về quá trình phơi nhiễm, phương pháp xét nghiệm, phương pháp điều trị và cách phòng ngừa lây nhiễm cho người khác.

Nếu thời gian phơi nhiễm trong vòng 72h, bạn có thể tham khảo ý kiến từ bác sĩ và cân nhắc sử dụng PEP. PEP (Post-Exposure Prophylaxis) là một phương pháp phòng ngừa nhiễm HIV cho những người đã tiếp xúc với virus HIV, để giảm nguy cơ nhiễm HIV sau khi tiếp xúc với máu, tinh dịch, âm đạo, nước tiểu, nước bọt hoặc dịch cơ thể khác của người bị nhiễm HIV. PEP có hiệu quả trong vòng 72h kể từ khi phơi nhiễm HIV.

Sử dụng PEP khi phát hiện phơi nhiễm HIV càng sớm càng tốt
Sử dụng PEP khi phát hiện phơi nhiễm HIV càng sớm càng tốt

Xem thêm: Thuốc PEP là gì? Dùng điều trị dự phòng phơi nhiễm HIV sao cho đúng?

Tiến hành các xét nghiệm HIV

Để xác định cơ thể mình có nhiễm virus HIV hay không bạn có thể thực hiện các xét nghiệm kiểm tra. Thông thường, để thực hiện các xét nghiệm chuyên sâu cần có một khoảng thời gian vài tháng sau khi phơi nhiễm mới cho ra kết quả chính xác. Tuy nhiên hiện nay đã có các phương pháp xét nghiệm nhanh như test nhanh AB, test nhanh Serodia,…cho ra kết quả với độ chính xác cao. Lưu ý khi thực hiện các xét nghiệm này phải tiến hàng đúng thao tác và sử dụng dụng cụ test đảm bảo. Tốt nhất là bạn nên thực hiện test nhanh tại những trung tâm y tế uy tín để nhận về kết quả chính xác nhất.

Giữ tinh thần thoải mái, lạc quan

Giữ tinh thần thoải mái, lạc quan
Giữ tinh thần thoải mái, lạc quan

Tinh thần là một trong những yếu tố quan trọng nhất tác động trực tiếp tới sức khỏe con người. Vì vậy, bạn cần phải giữ một tinh thần thoải mái trong bất kỳ hoàn cảnh nào.

Hạn chế lây nhiễm HIV cho người khác

Nếu bạn chưa xác định được chính xác rằng cơ thể mình có nhiễm virus HIV hay không thì bạn hãy biết cách phòng tránh để không lây lan HIV cho người khác.

Tiến hành điều trị sớm

Trong trường hợp các kết quả xét nghiệm thông báo rằng cơ thể bạn đã nhiễm HIV, bạn cũng đừng quá lo lắng. HIV không thể điều trị dứt điểm, tuy nhiên tiến hành các phương pháp điều trị HIV từ sớm có thể giúp bạn nâng cao sức khỏe, hạn chế tối đa tác động của HIV tới cơ thể.

Các triệu chứng của cơ thể khi mới nhiễm HIV

Ở giai đoạn đầu, HIV chưa thể phá hủy ngay hệ miễn dịch của con người. Triệu chứng của HIV giai đoạn đầu khá tương đồng với cảm cúm thông thường, do đó dễ gây nhầm lẫn, chủ quan. Bạn cần lưu ý nếu bản thân nghi ngờ nhiễm HIV và có những biểu hiện sau đây:

  • Sốt: giai đoạn này người bệnh thường sốt từ nhẹ đến vừa và thường kéo dài từ 1 đến 4 tuần.
  • Đau đầu: đau đầu là một triệu chứng phổ biến của người nhiễm HIV, thường kéo dài trong vài ngày.
  • Đau cơ, đau khớp: tình trạng này thường xảy ra trong các tuần đầu sau khi phơi nhiễm.
  • Phát ban: phát ban, mẩn đỏ thường xuất hiện trên mặt, ngực, tay và chân, có thể kéo dài vài tuần.
  • Mệt mỏi, khó thở: mệt mỏi và khó thở có thể là biểu hiện của nhiễm HIV, nhưng cũng có thể là dấu hiệu của các bệnh khác.
  • Viêm họng: viêm họng có thể là một triệu chứng ban đầu của nhiễm virus cấp, thường đi kèm với ho.

Trên đây là một vài điều cần làm sau khi phơi nhiễm HIV, hy vọng những thông tin đã giúp ích cho bạn trong quá trình phát hiện và điều trị HIV. Nếu vẫn còn thắc mắc bạn có thể liên hệ tới số 0968 559 939 để được tư vấn miễn phí.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi ngay
Chat với chúng tôi qua Zalo
Facebook Messenger