Chế độ dinh dưỡng cho người sống chung với HIV

Chế độ dinh dưỡng cho người sống chung với HIV

Virus HIV gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch ở người, khi nhiễm HIV người bệnh cần phải trải qua một quá trình điều trị lâu dài. Bên cạnh việc sử dụng các loại thuốc, chế độ dinh dưỡng cũng rất quan trọng với người bệnh. Hãy tìm hiểu về chế độ dinh dưỡng cho người sống chung với HIV trong bài viết dưới đây.

Mối liên hệ giữa HIV và chế độ dinh dưỡng

Các chất dinh dưỡng bao gồm protein, vitamin và khoáng chất vô cùng cần thiết cho hoạt động bình thường của cơ thể và hệ thống miễn dịch. Đó chính là lý do vì sao chế độ dinh dưỡng quan trọng đối với tất cả mọi người, đặc biệt là người nhiễm HIV. Một chế độ ăn uống cân bằng có thể giúp hỗ trợ một hệ thống miễn dịch khỏe mạnh và giảm nguy cơ suy dinh dưỡng, đảm bảo thể lực, năng lượng cho mọi hoạt động hàng ngày.

Những người dương tính với HIV có yêu cầu cao hơn đối với một số chất dinh dưỡng và có nhiều khả năng sẽ bị thiếu hụt dinh dưỡng so với cơ thể người bình thường khác. Ngoài ra, có một số chất dinh dưỡng quan trọng cần được cung cấp đầy đủ cho người nhiễm HIV vì chúng đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì khả năng miễn dịch và giảm tác dụng phụ của thuốc điều trị.

Chế độ dinh dưỡng cho người nhiễm HIV

Người nhiễm HIV cần được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng, vitamin và chất khoáng để duy trì sức khỏe hệ miễn dịch và đảm bảo năng lượng cho mọi hoạt động. Chế độ dinh dưỡng của người nhiễm HIV cần đảm bảo đầy đủ các dưỡng chất như sau:

Protein

Protein
Protein

Theo khuyến cáo của Tổ chức y tế thế giới (WHO), nhu cầu protein đối với người nhiễm HIV là 12-15% tổng số năng lượng khẩu phần. Người nhiễm HIV cần cung cấp đủ lượng protein để duy trì cơ bắp và hỗ trợ hệ thống miễn dịch. Protein có nhiều trong các loại thực phẩm như thịt nạc, thịt bò, thịt gà, thịt lợn, cá, trứng, sữa, phô mai, đậu xanh, đậu nành, các loại hạt,…

Chất béo

Chất béo là nguồn cung cấp năng lượng cao cho cơ thể. Người nhiễm HIV cần sử dụng dầu và mỡ để đạt được nhu cầu năng lượng cần thiết. Tuy nhiên trong trường hợp người bệnh bị tiêu chảy kém hấp thu mỡ cũng cần cân nhắc về lượng chất béo nạp vào cơ thể. Theo khuyến nghị, người nhiễm HIV cần nạp vào cơ thể 20 – 25% chất béo trong tổng năng lượng khẩu phần.

Carbohydrate phức hợp

Carbohydrate phức hợp
Carbohydrate phức hợp

Carbohydrate có nhiều dạng khác nhau, trong đó có carbohydrate đơn giản và carbohydrate phức hợp. Carbohydrate đơn giản dễ tiêu hóa hơn, nhưng có thể làm tăng lượng đường trong máu. Carbohydrate đơn giản bao gồm đường (kẹo, nước giải khát), gạo trắng và bột màu trắng. Ngoài ra, chúng cũng có trong hoa quả và sữa.

Carbohydrate phức hợp (còn được gọi là tinh bột) thì mất nhiều thời gian hơn để cơ thể tiêu hóa và thường chứa nhiều chất xơ và chất dinh dưỡng khác hơn so với carbohydrate đơn giản. Carbohydrate phức hợp xuất hiện trong các loại thực phẩm như ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu, các loại rau có tinh bột như ngô và khoai tây, và gạo lứt. Do mất nhiều thời gian để tiêu hóa hơn nên carbohydrate phức tạp thường không gây ra lượng đường trong máu tăng mạnh như carbohydrate đơn giản.

Chất xơ

Chất xơ đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe đường ruột. Có hai dạng chất xơ: hòa tan và không hòa tan. Chất xơ hòa tan có nhiều trong các loại trái cây có tác dụng kéo các chất cặn bã ra khỏi đường ruột rồi đẩy ra ngoài. Chất xơ không hòa tan kích thích nhu động ruột đều đặn và phòng táo bón.

Những người thường xuyên bị tiêu chảy nên tránh chất xơ không tan vì nó làm tình trạng tiêu chảy trầm trọng hơn.

Vitamin, khoáng chất và nước

Vitamin,khoáng chất và nước
Vitamin, khoáng chất và nước

Người nhiễm HIV cần bổ sung đầy đủ vitamin và các khoáng chất cần thiết để duy trì hệ miễn dịch khỏe mạnh và phục hồi tế bào. Ngoài các thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất, trong một vài trường hợp, bác sĩ cũng khuyến cáo người bệnh bổ sung vitamin và khoáng chất từ các loại thuốc, thực phẩm chức năng.

Bên cạnh đó, việc bổ sung đủ nước cho cơ thể cũng vô cùng cần thiết đối với người nhiễm HIV, đặc biệt là trong những trường hợp người bệnh bị sốt, tiêu chảy dẫn đến mất nước.

Nhóm thực phẩm giảm viêm

Một số thực phẩm giúp giảm viêm như: 

  • Rau lá xanh như củ cải, cải, cải xoăn và rau bina
  • Bông cải xanh
  • Củ cải
  • Cần tây
  • Cà chua
  • Các loại cá béo như cá hồi, cá mòi, cá trích, cá thu, cá cơm…
  • Một số loại quả mọng như quả việt quất, anh đào, mâm xôi, dâu tây, dâu đen,…
  • Quả bơ
  • Trà xanh
  • Ớt chuông, ớt sừng
  • Nấm hương, nấm portobello
  • Nho
  • Nghệ, gừng
  • Dầu oliu nguyên chất
  • Một số loại hạt, như hạnh nhân, hạt hướng dương và quả óc chó
  • Một số loại dầu, như dầu ô liu và dầu dừa
  • Một số hạt giống như hạt Chia và hạt lanh

Chế độ dinh dưỡng rất quan trọng đối với người nhiễm HIV, cần cung cấp đủ các dưỡng chất cần thiết để cơ thể người bệnh khỏe mạnh, hệ miễn dịch ít bị ảnh hưởng nhất. Hy vọng những thông tin trên đây là hữu ích với bạn, nếu cần thêm tư vấn về HIV bạn hãy liên hệ tới số điện thoại 0968559939.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi ngay
Chat với chúng tôi qua Zalo
Facebook Messenger