Lây nhiễm HIV trong cộng đồng, trong nghề nghiệp rất nguy hiểm. Nhiều người rất chủ quan trong việc phòng tránh và bảo vệ bản thân khỏi nguồn nhiễm HIV. Làm sao để biết mình có nhiễm HIV hay không? Tư vấn HIV ngay sau đây chỉ cho bạn 5 triệu chứng sớm nhận biết bạn đã bị nhiễm HIV!
HIV là một loại virus nguy hiểm, lây nhiễm mạnh. Chúng làm suy giảm hệ miễn dịch của con người, tạo điều kiện cho các loại bệnh cơ hội phát triển, đe dọa trực tiếp đến sức khỏe, sự sống con người. Virus HIV lây nhiễm chủ yếu qua ba con đường là đường máu, đường tình dịch và truyền từ mẹ sang con.
HIV là căn bệnh thế kỷ, các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra cách chữa trị tận gốc. Người nhiễm HIV sống được bao lâu? Đó là câu hỏi được đặt ra và cũng có rất nhiều câu trả lời. Có lẽ là 5 năm, 10 năm, hay lâu hơn nữa. Thực tế cho thấy rằng, người nhiễm HIV có thể sống khỏe mạnh bình thường trên 30 năm nếu được chăm sóc sức khỏe, điều trị đúng pháp đồ.
Hầu hết các trường hợp nhiễm HIV giai đoạn đầu thường không có dấu hiệu nhiễm rõ ràng. Tốt nhất bạn nên đến cơ sở y tế có chuyên môn về HIV nội trong 72h sau khi phơi nhiễm (có sự tiếp xúc trực tiếp với máu và dịch cơ thể hoặc quan hệ tình dục không an toàn với người nhiễm/ nghi ngờ nhiễm HIV), càng sớm càng tốt để được điều trị dự phòng, tư vấn và xét nghiệm.
Dưới đây là 5 triệu chứng sớm nhận biết bạn đã bị nhiễm HIV, trong khoảng 2 – 6 tuần kể từ khi tiếp xúc với nguồn lây nhiễm HIV (máu, dịch thể, kim tiêm, các vật nhọn dính máu, …)
Chỉ bạn 5 triệu chứng sớm nhận biết bạn đã bị nhiễm HIV
1. Sốt kéo dài
Khi virus mới xâm nhập vào cơ thể, chúng sẽ tiến hành nhân bản và phát triển thành số lượng lớn nhanh chóng, cơ thể con người sẽ xuất hiện phản ứng viêm bởi hệ miễn dịch sẽ cố gắng chống lại, loại trừ virus. Triệu chứng đầu tiên bạn cảm nhận được khi nhiễm virus HIV là sốt 38.5 độ C – 39 độ C trong thời gian dài.
Cơn sốt diễn ra kèm theo một số triệu chứng khác như mệt mỏi, đau họng, hạch bạch huyết sưng to, sốt cao kèm theo đổ mồ hôi lạnh.
2. Mệt mỏi
Giai đoạn đầu khi virus xâm nhập vào cơ thể, hệ miễn dịch sẽ luôn có phản ứng chống lại các tác nhân ngoại lại đó, gọi là phản ứng viêm. Phản ứng viêm bao gồm hiện tượng mệt mỏi, toàn thân rã rời, buồn ngủ, mất sức.
3. Đau đầu, đau họng, đau nhức khắp người
Người bị nhiễm HIV giai đoạn đầu sẽ bị đau cơ, đau khớp, hạch bạch huyết sưng to, đau đầu, đau rát cổ họng. Các triệu chứng này rất giống với bệnh cảm cúm, nhiễm trùng cơ bản nên rất ít người để ý.
4. Phát ban
Phát ban là triệu chứng xảy ra phổ biến nhất trong khoảng 2 – 3 tuần sau nhiễm virus. Da người nhiễm HIV giai đoạn đầu sẽ ửng đỏ, ngứa, da như mọc nhọt, … triệu chứng tương ứng với việc dị ứng. Phát ban sẽ nổi nên ở hai cánh tay rồi lan dần ra cơ thể. Nếu bạn phát ban mà không rõ nguyên do, hãy đến khám bác sĩ chuyên ngành về HIV.
5. Tiêu chảy, nôn ói
Theo nghiên cứu, có đến 30% – 60% người nhiễm HIV giai đoạn đầu có triệu chứng buồn nôn, tiêu chảy. Hãy lưu ý khi bạn buồn nôn, tiêu chảy trong thời gian dài không khỏi dù đã sử dụng phương pháp điều trị bình thường, có thể bạn đã nhiễm HIV.
Trên đây là 5 triệu chứng nhận biết bạn đã nhiễm HIV sớm nhất. Đừng chủ quan, khi cơ thể của bạn xuất hiện những triệu chứng trên, hãy nhanh chóng đến cơ sở y tế có chuyên khoa về HIV để thăm khám, tư vấn và điều trị nhanh nhất.
Lời kết: Nhắc lại với mọi người rằng các triệu chứng này có thể xuất hiện hoặc không xuất hiện trong giai đoạn đầu nhiễm HIV, chỉ có 40% – 90% người nhiễm có triệu chứng. Bạn không thể chắc chắn rằng mình có nằm trong % còn lại hay không.
Vì vậy, hãy cảnh giác, bảo vệ bản thân hơn khi rơi vào trường hợp phơi nhiễm HIV, có nguy có nhiễm HIV hãy nhanh chóng xử lý vết thương, đến cơ sở y tế nhanh nhất, nội trong 72h kể từ khi bị nhiễm, thời điểm tốt nhất là 2 – 6 tiếng từ khi tình huống xảy ra bằng Avonza / ARV Acriptega theo đúng chỉ định của bác sĩ..
Đồng thời khi nghi ngờ bản thân nhiễm HIV, hãy tuân thủ biện pháp an toàn: không quan hệ tình dục không bảo vệ, không dùng chung kim tiêm, không hiến máu / truyền máu, … để hạn chế lây nhiễm, bảo vệ cộng đồng.
Xem thêm:
- Nghi ngờ bị phơi nhiễm HIV: Những điều cần làm ngay để bảo vệ sức khỏe
- Phơi nhiễm HIV là gì? Làm gì khi bị phơi nhiễm HIV?
- Điều Trị Bệnh HIV/AIDS Như Thế Nào