Chung sống với HIV/AIDS: Những điều cần biết

Những người nhiễm HIV rất cần sự quan tâm, thấu hiểu của xã hội chứ không chỉ là sự xa lánh, định kiến. Có thể trong số họ có một phần đáng trách nhưng nhiều người cũng rất đáng thương!

Làm sao để chung sống hòa đồng với những người bị nhiễm HIV/AIDS mà vẫn đảm bảo an toàn cho bản thân? Mời bạn cùng tìm hiểu bài viết chung sống với HIV/AIDS: Những điều cần biết.

Có thể bạn quan tâm:

Những điều cần biết khi chung sống với HIV/AIDS

1. Bất cứ ai cũng có thể nhiễm HIV

Bất cứ ai cũng có thể nhiễm HIV. HIV lây truyền qua đường máu, đường tình dục và truyền từ mẹ sang con. Virus HIV có thể sống trong máu từ 2 – 7 ngày và tồn tại trong cơ thể người AIDS trong 72 giờ. Việc bạn đi trên đường bị tấn cống, hoặc dẫm phải những vật nhọn có dính máu của người nhiễm HIV hoàn toàn có thể xảy ra.

Vì vậy, bạn hoàn toàn có thể bị nhiễm HIV dù có tiếp xúc với người nhiễm HIV thường xuyên hay không.

Bất cứ ai cũng có thể nhiễm HIV
Bất cứ ai cũng có thể nhiễm HIV

2. HIV có lây nhiễm khi tiếp xúc thông thường?

HIV khó lây nhiễm khi tiếp xúc thông thường. Các dịch tiết có nguy cơ lây nhiễm cao bao gồm: tinh dịch, dịch âm đạo, máu, sữa mẹ, dịch ối, dịch não tủy, … Các dịch cơ thể thông thường khác như mồ hôi, nước mắt, nước bọt, nước tiểu, … không có nguy cơ lây nhiễm.

Như vậy, HIV không thể lây nhiễm khi bạn dùng chung khăn, dùng chung cốc/ly, ôm, … người nhiễm HIV.

3. Nhiễm HIV là mắc bệnh AIDS?

Đây là quan điểm hoàn toàn sai lệch. HIV chỉ virus gây suy giảm hệ miễn dịch cơ thể người trải qua 4 giai đoạn và AIDS là giai đoạn cuối cùng. Khi nhiễm HIV mà được điều trị sớm, chăm sóc đúng cách thì bạn hoàn toàn có thể kéo dài thời gian bệnh tình tiến triển đến giai đoạn cuối là AIDS.

4. HIV có thể chữa khỏi?

Hiện nay, hoàn toàn chưa có thuốc điều trị dứt điểm HIV mà chỉ có thuốc kháng virus ARV đặc trị, kiểm soát số lượng virus ở mức thấp và duy trì hệ miễn dịch cơ thể.

Chung sống với HIV/AIDS: Những điều cần biết
Chung sống với HIV/AIDS: Những điều cần biết

5. Nhiễm HIV chỉ còn vài năm để sống?

Người nhiễm HIV tuy không thể hoàn toàn khỏi bệnh nhưng việc sinh sống khỏe mạnh đến vài chục năm là chuyện không hiếm lạ. Chỉ cần người nhiễm HIV chưa tiến đến giai đoạn AIDS và được điều trị đúng phác đồ, sử dụng thuốc kháng virus ARV hàng ngày, đúng giờ thì có thể ức chế sự phát triển của virus HIV, duy trì hệ miễn dịch khỏe mạnh, hạn chế nguy cơ mắc các bệnh cơ hội.

6. Có thể phát hiện nhiễm HIV trong thời gian đầu với triệu chứng rõ rệt?

Theo nghiên cứu của các chuyên gia, việc có triệu chứng rõ rệt trong thời gian đầu nhiễm HIV là điều dường như không thể. Trong thời gian đầu nhiễm HIV, khi virus xâm nhập, cơ thể chúng ta sẽ tạo ra những kháng thể chống lại sự xâm nhập ngoại lai đó tạo nên những phản ứng viêm. Đó là tình trạng sốt, mệt mỏi, đau họng, ra mồ hôi trộn, … rất giống với các biểu hiện của bệnh cảm cúm thông thường. Và trong giai đoạn từ 2 – 6 tháng, kết quả xét nghiệm HIV là âm tính dù bạn có nhiễm HIV.

7. Quan hệ tình dục an toàn kể cả khi cả hai nhiễm HIV?

Điều này hoàn toàn có thể xảy ra. Virus HIV sẽ theo dịch âm đạo, tinh dịch từ cơ quan sinh sản tiến vào máu người. Nếu chúng ta quan hệ tình dục an toàn, có bảo vệ bởi bao cao su hoặc hàng rào latex có thể ngăn cản sự lây lan của HIV.

8. Có thể sinh con an toàn kể cả khi bạn nhiễm HIV?

Đúng là HIV truyền từ mẹ sang con. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể sinh con khi bị nhiễm HIV nếu được bác sĩ tư vấn, chăm sóc, uống thuốc đầy đủ, cẩn thận. Đặc biệt nếu người mẹ được điều trị HIV ở giai đoạn cửa sổ, tỷ lệ lây nhiễm từ mẹ sang con có thể chỉ còn dưới 2%.

Chúng ta cần thay đổi nhận thức, chung sống với người nhiễm HIV một cách bao dung, quan tâm hơn thay vì xa lánh và kỳ thị họ. Đồng thời hãy học cách bảo vệ bản thân, phòng và chống lây nhiễm HIV. Bạn có thể tìm hiểu mọi thông tin liên quan đến HIV, mua thuốc acriptega tại Tư vấn HIV. Chúng tôi luôn lắng nghe và thấu hiểu bạn!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi ngay
Chat với chúng tôi qua Zalo
Facebook Messenger