Đau cơ xương khớp kèm nổi chấm đỏ ngứa khi nghi mắc HIV có sao không?

Đau cơ xương khớp kèm nổi chấm đỏ ngứa khi nghi mắc HIV có sao không?

HIV luôn là một nỗi sợ đối với mọi người, mọi triệu chứng lạ đều có thể khiến mọi người lo lắng ví dụ như đau cơ xương khớp kèm nổi chấm đỏ ngứa khi nghi ngờ mắc HIV cũng khiến nhiều người băn khoăn. Vậy hãy cùng tìm hiểu về HIV trong bài viết dưới đây.

Đau cơ xương khớp kèm chấm đỏ ngứa khi nghi ngờ mắc HIV có sao không?

Đau cơ xương khớp kèm theo sự xuất hiện của những chấm đỏ gây ngứa ngáy có thể là dấu hiệu của những bệnh khác. Nếu xuất hiện những biểu hiện trên, bạn nên đi khám tại những cơ sở y tế có bác sĩ chuyên khoa truyền nhiễm và có thể phải thực hiện một số xét nghiệm để tìm ra nguyên nhân chính xác.

Những dấu hiệu nhiễm HIV

Những dấu hiệu nhiễm HIV
Những dấu hiệu nhiễm HIV

Ở giai đoạn đầu khi virus HIV mới xâm nhập vào cơ thể người bệnh, người bệnh có thể ít xuất hiện những triệu chứng nổi bật khác thường. Do đó, rất nhiều người không thể nhận biết mình có nhiễm HIV hay không nếu không được xét nghiệm kiểm tra. Tuy nhiên, một số người có thể xuất hiện các triệu chứng như:

  • Các biểu hiện khá tương đồng với cảm cúm: các triệu chứng như sốt, đau đầu, cơ thể mệt mỏi thường xuất hiện trong vài tuần đầu.
  • Phát ban, nổi mẩn đỏ và da lở loét: đa số người nhiễm HIV đều có những vấn đề về da. Đối với người nhiễm HIV, da của họ rất nhạy cảm với ánh sáng mặt trời và chất kích thích. Do đó, phát ban, mẩn đỏ và lở loét là một triệu chứng thường gặp ở người nhiễm HIV.

Phát ban có thể xuất hiện ở những vùng da nhỏ, với vài người có thể bị bong tróc. Những vết loét có thể xuất hiện quanh miệng, bộ phận sinh dục và hậu môn.

  • Sưng hạch bạch huyết: hạch bạch huyết là một phần của hệ thống miễn dịch và chúng tồn tại trong cơ thể mỗi người ở cổ, lưng, đầu, nách, bẹn. Các hạch bạch huyết có nhiệm vụ lưu trữ tế bào miễn dịch và thanh lọc các chất có hại. Khi virus HIV xâm nhập vào cơ thể, hệ thống miễn dịch sẽ hoạt động để bảo vệ cơ thể, do đó hạch bạch huyết sẽ sưng tấy. 
  • Sốt và đổ mồ hôi ban đêm: hiện tượng sốt nhẹ có thể diễn ra trong thời gian dài đối với những người nhiễm HIV. Nhiệt độ cơ thể thương nằm trong khoảng từ 37,6 đến 38,2 độ C. Thỉnh thoảng cũng sẽ xuất hiện tình trạng đổ mồ hôi đêm gây ảnh hưởng tới giấc ngủ.
  • Thay đổi chu kỳ kinh nguyệt: phụ nữ nhiễm HIV có thể xảy ra tình trạng rối loạn chu kỳ kinh nguyệt. Chu kỳ sẽ diễn ra nhanh hoặc chậm hơn so với thông thường hoặc họ cũng có thể mất kinh trong một vài tháng. Phụ nữ nhiễm HIV cũng có thể xuất hiện những triệu chứng tiền kinh nguyệt nghiêm trọng hơn.
  • Nhiễm trùng: virus HIV tấn công cơ thể làm cho hệ thống miễn dịch bị suy yếu, vì vậy người nhiễm HIV thường dễ mắc nhiễm trùng cơ hội hơn. Những bệnh mà người nhiễm HIV thường hay gặp phải có thể kể đến như viêm gan C, viêm phổi, nhiễm trùng da, thận, mắt, đường tiêu hóa, não,…

Khi HIV phát triển tới giai đoạn nghiêm trọng hơn, cơ thể người bệnh có thể xuất hiện các triệu chứng: 

  • Tiêu chảy
  • Buồn nôn và ói mửa
  • Giảm cân
  • Đau đầu dữ dội
  • Đau khớp
  • Đau cơ
  • Khó thở
  • Ho mãn tính
  • Khó nuốt

Ở giai đoạn sau, HIV có thể khiến người bệnh:

  • Mất trí nhớ ngắn hạn
  • Rối loạn tâm thần
  • Hôn mê

Thời điểm nào nên tiến hành xét nghiệm HIV?

Thời điểm nào nên tiến hành xét nghiệm HIV?
Thời điểm nào nên tiến hành xét nghiệm HIV?

Ngày nay khi y học ngày càng phát triển, đã có rất nhiều phương pháp xét nghiệm HIV nhanh chóng có thể thực hiện sớm. Nếu như trước kia, sau khi nghi ngờ phơi nhiễm, bạn phải chờ tới 3 tháng để được tiến hành xét nghiệm thì những phương pháp tiên tiến hiện nay đã cho phép người nghi ngờ nhiễm HIV được thực hiện xét nghiệm sớm từ 10 ngày đến nửa tháng sau khi phơi nhiễm, nhằm phát hiện và điều trị ngay từ ban đầu.

Hiện nay có các phương pháp xét nghiệm HIV từ sớm như: 

  • Xét nghiệm phản ứng chuỗi Polymerase (PCR): cho kết quả dương tính trong vòng 1 – 2 tuần sau phơi nhiễm, được áp dụng chẩn đoán sớm trẻ nhiễm HIV có mẹ HIV dương tính và có thể áp dụng chẩn đoán nhiễm HIV cấp tính ở người lớn trong giai đoạn cửa sổ.
  • Xét nghiệm chứng minh có kháng nguyên P24 của HIV: được dùng trong sàng lọc hiến máu có thể dùng để xét nghiệm cho mọi người kể cả người lớn và trẻ em và có thể phát hiện trong thời gian 2 – 3 tuần sau nhiễm.

Các xét nghiệm trên có độ đặc hiệu cao, do đó nếu kết quả xét nghiệm là dương tính thì 99,99 % là nhiễm HIV.

>>> Xem thêm: 10 điều bạn nên biết khi tự xét nghiệm HIV tại nhà

Để phòng tránh HIV – căn bệnh thế kỷ một cách hiệu quả, bạn cần trang bị cho mình đầy đủ kiến thức về HIV. Bạn cần phải biết HIV hoạt động như thế nào, lây truyền ra sao, ảnh hưởng gì đến cơ thể,… để chủ động phòng tránh và bảo vệ bản thân cũng như những người xung quanh.

Trên đây là những thông tin xoay quanh HIV, hy vọng từ những thông tin trên bạn đã rút ra được nhiều điều. Nếu bạn còn những thắc mắc có thể liên hệ tới số điện thoại 0968 559 939 để được tư vấn, hỗ trợ tận tình.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi ngay
Chat với chúng tôi qua Zalo
Facebook Messenger