HIV là một loại virus đáng sợ của loài người. Những người có tiếp xúc gần với nguồn nhiễm virus thường rất lo lắng, sợ hãi. Tuy nhiên hiện nay đã có những phương pháp điều trị dự phòng trước phơi nhiễm (PrEP) và sau phơi nhiễm (PEP) đối với HIV. Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV (PrEP)
PrEP hay còn được biết đến là phương pháp điều trị dự phòng trước phơi nhiễm đối với HIV. Phương pháp này sử dụng thuốc kháng virus ARV đối với những người chưa nhiễm HIV để ngăn ngừa nguy cơ lây nhiễm.
PrEP là sự kết hợp của 2 loại thuốc kháng virus để dự phòng lây nhiễm HIV. PrEP cần phải được uống mỗi ngày. Khi ngừng sử dụng, thuốc sẽ hết tác dụng.
Đây là phương pháp đã được Tổ chức ý tế thế giới WHO khuyến cáo nên sử trong dự phòng lây nhiễm HIV đối với những nhóm người có nguy cơ nhiễm bệnh cao. Theo các số liệu, PrEP có hiệu quả phòng bệnh lên tới 90% nếu người sử dụng tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ.
Những đối tượng nào nên sử dụng PrEP
PrEP là một phương pháp điều trị dự phòng trước phơi nhiễm với mục đích chính là ngăn ngừa lây nhiễm HIV cho các đối tượng có nguy cơ lây nhiễm cao. Do đó những đối tượng nên sử dụng PrEP là:
- Những người có nguy cơ nhiễm HIV thông qua quan hệ tình dục hoặc sử dụng ma túy.
- Có bạn tình nhiễm HIV hoặc không thường xuyên sử dụng bao cao su
- Đã được chẩn đoán mắc một bệnh lây truyền qua đường tình dục trong 6 tháng qua.
Tiêu chuẩn điều trị PrEP
Theo Bộ Y tế, người lớn và trẻ vị thành niên có một trong các tiêu chuẩn sau sẽ cần cân nhắc điều trị PrEP: có kết quả xét nghiệm âm tính với HIV và trong vòng 6 tháng gần nhất có ít nhất 1 trong các yếu tố sau:
- Có bạn tình nhiễm HIV chưa điều trị ARV hoặc điều trị ARV nhưng tải lượng HIV ≥ 200 bản sao/ml hoặc chưa được xét nghiệm tải lượng HIV
- Có quan hệ tình dục với người thuộc nhóm nguy cơ cao nhiễm HIV
- Quan hệ tình dục đường hậu môn hoặc âm đạo không sử dụng bao cao su với hơn 01 bạn tình
- Đã mắc hoặc đang điều trị bệnh lây truyền qua đường tình dục
- Đã sử dụng PEP
- Có sử dụng ma túy đá trong khi quan hệ tình dục
- Có nhu cầu sử dụng PrEP
- Dùng chung bơm kim tiêm hoặc dụng cụ tiêm chích.
- Tác dụng phụ của quá trình điều trị PrEP
Trong quá trình điều trị dự phòng trước phơi nhiễm PrEP một số người có thể gặp phải một số tác dụng phụ không mong muốn như: buồn nôn, tiêu chảy, chóng mặt… Những triệu chứng này sẽ xuất hiện trong thời gian đầu khi sử dụng thuốc, tuy nhiên nếu chúng không biến mất bạn hãy liên hệ với bác sĩ để được tư vấn, hỗ trợ.
Điều trị dự phòng sau phơi nhiễm HIV (PEP)
Phương pháp điều trị dự phòng sau phơi nhiễm HIV PEP là dùng thuốc kháng virus để tránh HIV sau khi có nguy cơ nhiễm bệnh. PEP chỉ có tác dụng trong vòng 72h sau khi phơi nhiễm, vì vậy bạn cần sử dụng PEP càng sớm càng tốt.
>> Xem thêm: Acriptega điều trị dự phòng sau phơi nhiễm HIV
Những đối tượng cần sử dụng PEP
Bạn cần sử dụng phương pháp điều trị dự phòng sau phơi nhiễm (PEP) nếu bạn có đầy đủ các yếu tố sau:
- Bạn chưa nhiễm HIV hoặc chưa rõ tình trạng lây nhiễm của mình.
- Bạn có phơi nhiễm với HIV hoặc nghi ngờ phơi nhiễm (quan hệ tình dục không sử dụng bao cao su, bao cao bị rách, bị kim đâm,…)
- Không quá 72h tính từ lúc phơi nhiễm HIV.
Phương pháp điều trị dự phòng sau phơi nhiễm HIV (PEP) có hiệu quả không?
Dù không đạt được hiệu quả tuyệt đối nhưng phương pháp này cũng có hiệu quả rất cao, tỷ lệ hiệu quả lên đến 95-99% nếu được sử dụng sớm. Để đạt được hiệu quả tốt nhất bạn cần sử dụng phương pháp điều trị sau vài giờ kể từ khi phơi nhiễm và hiệu quả sẽ giảm dần theo thời gian và sau 72h thuốc sẽ không còn tác dụng. Do đó, nếu phát hiện hoặc nghi ngờ phơi nhiễm HIV bạn hãy ngay lập tức liên hệ với bác sĩ để được tư vấn và sử dụng PEP sớm nhất.
Thời gian điều trị dự phòng sau phơi nhiễm
Thuốc kháng virus sẽ cần được sử dụng liên tục trong vòng 28 ngày nếu bạn đủ điều kiện sử dụng thuốc. Trong quá trình điều trị này có thể sẽ gây ra một số phản ứng không mong muốn như chóng mặt, buồn nôn, nhức đầu,… Đây là những phản ứng hoàn toàn bình thường trong quá trình sử dụng thuốc nên bạn có thể an tâm.
Sau khoảng 1 đến 3 tháng tính từ khi phơi nhiễm bạn hãy tiến hành xét nghiệm HIV kể cả có dùng PEP hay không. Trong khoảng thời gian đó bạn cũng không nên hiến máu, quan hệ tình dục không an toàn, cho con bú,… để đảm bảo an toàn cho những người xung quanh.
Trên đây là một số thông tin về phương pháp điều trị dự phòng trước phơi nhiễm (PrEP) và sau phơi nhiễm (PEP) đối với HIV. Hy vọng bài viết trên đã đem đến những thông tin hữu ích cho bạn. Nếu bạn cần thêm thông tin chi tiết và sự hỗ trợ chuyên môn hãy liên hệ với Tư vấn HIV qua website https://tuvanhiv.info/ hoặc điện thoại 096 855 9939.