Chúng ta hoàn toàn có thể sinh sống bình thường, khỏe mạnh dài lâu khi nhiễm HIV với thuốc ARV. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn, hiệu quả bạn cần cân nhắc và lưu ý khi dùng thuốc ARV trong điều trị HIV.
I. ARV là gì? Tác dụng của ARV
1.ARV là gì?
ARV là viết tắt của Anti – Retro – Virus, là tên của một loại thuốc kháng virus HIV, làm giảm sự nhân bản và phát triển của virus HIV trong cơ thể. Từ đó làm giảm khả năng lây nhiễm HIV, kéo dài thời gian từ khi bị nhiễm HIV đến AIDS.
ARV là loại thuốc đặc hiệu, có hiệu quả nhất trong điều trị HIV, kéo dài sự sống cho người bệnh. Điều trị ARV có thể giúp người nhiễm HIV sống thêm 30-50 năm kể từ ngày điều trị. Tác dụng của ARV có thể kể đến:
- Ức chế tối đa và lâu dài quá trình nhân bản của virus HIV, giữ số lượng virus trong máu ở mức thấp nhất.
- Phục hồi hệ thống miễn dịch, ngăn cản nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng cơ hội và các bệnh lý liên quan đến HIV
- Kéo dài thời gian tiến triển của bệnh đến giai đoạn cuối AIDS, tăng tuổi thọ, duy trì cuộc sống khỏe mạnh cho người nhiễm HIV
- Giảm nguy cơ lây nhiễm HIV qua đường máu, đường tình dục và truyền từ mẹ sang con cho gia đình, cộng đồng.
Đặc biệt nếu người mẹ được điều trị HIV với thuốc ARV ở giai đoạn sơ nhiễm, tỷ lệ lây nhiễm từ mẹ sang con có thể giảm xuống, chỉ còn dưới 2%. Việc người mẹ nhiễm HIV sinh ra con hoàn toàn khỏe mạnh là điều có thể nếu điều trị ARV sớm và được bác sĩ tư vấn, chăm sóc.
2. Tác dụng phụ của thuốc ARV
Điều trị HIV bằng thuốc ARV có thể khiến người nhiễm HIV có cuộc sống, sức khỏe, sinh hoạt khỏe mạnh như người bình thường. Tuy nhiên thuốc ARV không thể trị dứt điểm HIV, người bệnh cần dùng thuốc suốt đời để ngăn cản virus phát triển.
Thuốc ARV tồn tại một số tác dụng phụ như sau:
- Mệt mỏi
- Buồn nôn, nôn mửa: khi sử dụng ABC, SQV, D4T, DDI, TDF, LPV, IDV, .. có thể gây nên hiện tượng này.
- Đau đầu, chóng mặt: thường gặp khi sử dụng thuốc SQV, 3TC, IDV, LPV, ..
- Tiêu chảy: Nhóm thuốc ức chế PI (SQV, APV, FBV, …) gây nên rối loạn tiêu hóa
- Nổi mẩn ngứa, phát ban: 3TC, ABC, DDI, NVP, EFV, lPV gây nên hiện tượng dị ứng. Nếu khi dùng những thuốc ARV trên khiến bạn dị ứng nặng thì bạn nên dừng thuốc, đến gặp bác sĩ.
- Rối loạn giấc ngủ, hay mơ, gặp ác mộng khi dùng thuốc EFV, 3TC.
Các biểu hiện của cơ thể khi sử dụng thuốc ARV thường xuất hiện sau 1 – 3 tuần đầu, thường không kéo dài.
III. Một số lưu ý khi dùng thuốc ARV điều trị HIV
Để phát huy tối ưu nhất công dụng của ARV trong điều trị HIV, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề như sau:
1. Tuân thủ điều trị
Người nhiễm HIV cần phải điều trị bằng thuốc ARV suốt đời, cần theo dõi trong suốt quá trình điều trị. Người bệnh cần tuân thủ đúng phác đồ điều trị theo đúng lời dặn của bác sĩ: uống đúng đủ thuốc, dùng thuốc hàng hàng, đúng giờ, thực hiện chế độ ăn phù hợp với từng loại thuốc, tái khám đúng hẹn.
Có thể có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sự tuân thủ điều trị của người bệnh như tác dụng không mong muốn, gánh nặng do phải uống nhiều thuốc, kiêng rượu bia, … Tuy nhiên người bệnh cần khắc phục, bác sĩ cần tư vấn, chỉ dẫn tận tình.
2. Điều trị ARV càng sớm càng tốt
Theo thời gian, virus HIV sẽ nhân bản và phát triển với số lượng chóng mặt, ăn mòn hệ miễn dịch, nhanh chóng tiến đến giai đoạn AIDS – người nhiễm chỉ còn nhiều nhất 3 năm để sống. Giai đoạn đầu, người nhiễm HIV thường chưa có biểu hiện nhiễm HIV rõ rệt, khi xét nghiệm cũng chưa cho kết quả dương tính. Thời gian điều trị ARV tốt nhất là trong 6 giờ đầu và nội trong 72 giờ kể từ khi thôi nhiễm HIV. Vì vậy, khi gặp phải trường hợp thôi nhiễm (tiếp xúc với máu và dịch thể của người nhiễm HIV) cần đến cơ sở y tế có chuyên khoa HIV để được tư vấn và điều trị sớm nhất.
3. Cần giữ tinh thần lạc quan trong điều trị
Sức khỏe tinh thần quan trọng không kém. Trong quá trình điều trị, người bệnh cần giữ cho mình sự thoải mái, vui vẻ, lạc quan, hy vọng. Tinh thần khỏe mạnh thì mới có sức để cơ thể chống chọi lại HIV, kiên trì trong cuộc “kháng chiến trường kỳ” với loại virus nguy hiểm này.
4. Luôn phòng tránh lây nhiễm HIV trong cộng đồng
Thuốc ARV có tác dụng ức chế sự phát triển và lây lan của virus HIV chứ không có nghĩa là virus sẽ không lây nhiễm trong cộng động. Vì vậy, trong quá trình điều trị, người bệnh cần tuân thủ quy tắc an toàn, phòng tránh lây nhiễm HIV: không quan hệ tình dục bừa bãi, quan hệ tình dục phải có bao cao su, không dùng chung kim tiêm, …
5. Ăn uống, luyện tập đầy đủ
Hỗ trợ phục hồi lại hệ miễn dịch cơ thể, người nhiễm HIV không chỉ uống đầy đủ thuốc mà còn phải có chế độ ăn uống lành mạnh, dinh dưỡng, tập thể dục thường xuyên, rèn luyện sức khỏe.
Lưu ý cuối cùng dành cho bạn là không dùng bừa bãi thuốc ARV mà phải có sự chỉ dẫn, tư vấn, kê đơn của bác sĩ có chuyên môn điều trị HIV. Tư vấn HIV là nơi tư vấn, tâm sự, cung cấp đầy đủ – chính xác nhưng thông tin về HIV, các loại thuốc ARV, điều trị trước và sau phơi nhiễm, … Liên hệ ngay đến chúng tôi để được tư vấn online:
Tham khảo thêm:
- Thuốc ARV trong điều trị HIV và những điều cân lưu ý khi dùng thuốc
- Dinh dưỡng cho bệnh nhân đang điều trị HIV
- Chung sống với HIV/AIDS: Những điều cần biết
Xin chào bác sĩ em cần bác sĩ tư vấn giúp em ạ gần 1 năm trước em có quen một cô gái và đã quan hệ tình dục không an toàn 5/6 lần từ đấy đến giờ em không có biểu hiện gì trên cơ thể em cũng đang lo lắng cần bác sĩ tư vấn giúp em em xin cảm ơn