HIV luôn là một nỗi sợ đối với nhiều người, nhiều người khi đã thực hiện test nhanh HIV sau khi phơi nhiễm vẫn lo lắng về khả năng nhiễm virus. Vậy bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin cho bạn về độ an toàn sau 3 tháng test nhanh HIV là bao nhiêu.
Độ an toàn sau 3 tháng test nhanh HIV là bao nhiêu?
Hiện nay có khá nhiều phương pháp test nhanh HIV cho phép người nghi ngờ nhiễm virus thực hiện xét nghiệm sớm sau khi phơi nhiễm. Tuy nhiên sau một khoảng thời gian tiến hành test nhanh, nhiều người vẫn lo lắng rằng cơ thể mình có thực sự an toàn hay không.
HIV trải qua 3 giai đoạn chính, ở giai đoạn đầu tiên thường được biết đến với tên gọi thời kỳ cửa sổ. Thời kỳ này thường sẽ kéo dài từ 18 – 90 ngày (tương đương với 3 tháng). Thời kỳ cửa sổ là thời gian mà cơ thể người nhiễm HIV cần thời gian để tạo ra kháng thể và hơn nữa virus cũng cần đủ thời gian để sinh sôi đến một số lượng đủ lớn để có thể phát hiện ra chúng.
Thông thường, một người nhiễm HIV cần từ 3 tới 6 tháng để cơ thể sản xuất ra đủ lượng kháng thể chống lại vi rút. Do đó, việc xét nghiệm HIV (xét nghiệm miễn dịch tự động) sau 3 tháng kể từ ngày phơi nhiễm là chính xác nhất.
HIV có những giai đoạn nào?
Người nhiễm HIV hiện nay không thể chữa khỏi bệnh hoàn toàn mà chỉ có thể điều trị và ngăn cản sự phát triển cũng như sự ảnh hưởng của virus HIV đối với cơ thể. Do đó, một khi đã nhiễm HIV, người bệnh sẽ phải sống chung với HIV cả đời. HIV sẽ trải qua 4 giai đoạn là giai đoạn cửa sổ, giai đoạn nhiễm trùng không triệu chứng, giai đoạn cận AIDS và giai đoạn AIDS.
Giai đoạn cửa sổ
Đây là giai đoạn đầu tiên của HIV, ở giai đoạn này người bệnh thường xuất hiện các biểu hiện dễ gây nhầm lẫn với các bệnh truyền nhiễm khác. Trong khoảng 1-2 tháng đầu kể từ khi nhiễm virus HIV, đa phần các trường hợp bệnh nhân có triệu chứng tương tự với cảm cúm như: sốt cao trên 38 độ, viêm họng, mệt mỏi, đau nhức xương khớp, đổ mồ hôi, sưng hạch ở nhiều vùng, phát ban, mẩn đỏ,…
Các triệu chứng này xuất hiện là do phản ứng viêm của hệ miễn dịch với virus HIV đang được di chuyển và nhân rộng trong máu. Sau từ 2-3 tháng nhiễm bệnh, việc xét nghiệm mới cho ra được kết quả dương tính chính xác. Giai đoạn cửa sổ thường kéo dài từ 5-10 năm.
>>>Xem thêm: Thời kỳ cửa số HIV kéo dài bao lâu?
Giai đoạn nhiễm trùng không triệu chứng
Ở giai đoạn này, người bệnh sẽ ít có những biểu hiện ra bên ngoài khiến những người xung quanh và ngay cả người bệnh cũng khó nhận biết. Thông thường, ở giai đoạn nhiễm trùng không triệu chứng, người bệnh nhiễm HIV vẫn sống khỏe mạnh như bình thường và tỷ lệ bạch cầu trong máu cũng chưa giảm đi nhiều.
Tuy không thể hiện rõ bằng các triệu chứng nhưng virus HIV ở giai đoạn này vẫn phát triển rất mạnh mẽ và dần chuyển sang giai đoạn mãn tính. Trong thời gian này, do phản ứng với một số lượng lớn virus kẹt trong mạng lưới tế bào, các hạch bạch huyết có thể thường xuyên bị sưng viêm.
Giai đoạn cận AIDS
Ở giai đoạn cận AIDS cơ thể người bệnh sẽ thường chưa xuất hiện những biểu hiện rõ rệt tuy nhiên có thể nhận thấy cơ thể dần yếu đi. Thời điểm này, người bệnh sẽ nhạy cảm hơn với các tác nhân gây bệnh, dễ mắc các bệnh như viêm amidan, viêm hầu họng, phát ban, nấm móng, viêm xoang,…
Giai đoạn này có thể kéo dài từ vài tháng tới vài năm, tùy thuộc vào tình trạng của người bệnh. Các triệu chứng người bệnh thường xuyên gặp phải ở giai đoạn này là tiêu chảy, sụt cân, sốt kéo dài,… Khi các triệu chứng này kéo dài và liên tục lặp đi lặp lại tức là hệ miễn dịch đang suy giảm ở mức báo động
Giai đoạn AIDS
Đây là giai đoạn cuối cùng của HIV, lúc này, sức đề kháng và hệ miễn dịch của người bệnh bị phá hủy nghiêm trọng khiến người bệnh không còn khả năng chống đỡ lại các mầm bệnh cũng như các tác nhân gây bệnh dẫn đến tử vong. Giai đoạn AIDS này thường không kéo dài quá 2 năm.
Cơ thể người bệnh sẽ dần trở nên suy kiệt và sút cân nghiêm trọng, đồng thời các vết lở loét cũng xuất hiện và hoại tử rất nhanh. Người bệnh có thể dễ dàng mắc các bệnh thông thường như tiêu chảy, ho, lở loét da,… Bệnh nhân mắc bệnh ở giai đoạn này thường qua đời do nhiễm trùng cơ hội (nhiễm trùng do cơ thể suy giảm miễn dịch), ung thư hoặc các bệnh khác gây rối loạn miễn dịch.
Khi đến giai đoạn này, các loại thuốc được sử dụng cũng chỉ có tác dụng hỗ trợ, kéo dài sự sống cho người bệnh.
>>>Xem Thêm: 7 điều bạn nên biết về bệnh AIDS
HIV là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, do đó bạn cần trang bị cho mình đủ kiến thức, kỹ năng để phòng tránh và đảm bảo an toàn cho bản thân cũng như những người xung quanh.
Trên đây là những thông tin liên quan đến HIV, hy vọng những thông tin đã giúp ích cho bạn. Nếu bạn vẫn còn bất cứ thắc mắc nào liên quan đến HIV, bạn có thể gọi tới số điện thoại 0968 559 939 để được hỗ trợ.