Quan hệ đồng tính nữ có nguy cơ mắc các bệnh tình dục hay không? Tình dục không an toàn đồng giới hay khác giới đều ẩn chứa nguy cơ lây nhiễm các bệnh tình dục cao. Nắm được những kiến thức về tình dục an toàn, các biện pháp phòng chống lây nhiễm các bệnh lây truyền qua đường tình dục là cách tốt nhất để tự bảo vệ bản thân, gia đình và xã hội.
Hiểu về bệnh lây qua đường tình dục
Bệnh lây qua đường tình dục là gì?
Bệnh lây qua đường tình dục là tình trạng nhiễm khuẩn lây truyền từ người này sang người khác trong quá trình quan hệ tình dục. Hiện nay có hơn 20 bệnh khác nhau được liệt kê vào nhóm bệnh lây qua đường tình dục.
Các bệnh tình dục ở đồng tính nữ
Các bệnh tình dục thường xảy ra ở nữ, trong quan hệ đồng tính nữ có thể kể đến như: Lậu, giang mai, sưng tuyến limpha, sưng rãnh đùi, bệnh chlamydia, mụn rộp vùng sinh dục, HIV/AIDS, …. Trừ HIV/AIDS, đa phần các bệnh lây truyền qua đường tình dục đều có thể điều trị dứt điểm và phòng ngừa hiệu quả nếu được phát hiện sớm.
Con đường lây nhiễm các bệnh tình dục ở đồng tính nữ
Các cặp đồng tính nữ có thể lây bệnh cho nhau thông qua nhiều con đường. Virus gây bệnh tình dục có thể lây truyền qua:
- Các tiếp xúc qua da
- Các tiếp xúc qua niêm mạc ở miệng, âm đạo
- Các chất dịch từ âm đạo
- Máu kinh
- Dùng chung đồ chơi tình dục
Xem thêm: Quan hệ đồng tính có bị nhiễm HIV không?
Các bệnh lây qua đường tình dục phổ biến ở đồng tính nữ
Bệnh Chlamydia
Bệnh Chlamydia do vi khuẩn Chlamydia trachomatis gây nên. Vi khuẩn sẽ tấn công, làm tổn thương các cơ quan trong hệ sinh sản như cổ tử cung, buồng trứng, ống dẫn trứng.
Bệnh chlamydia lây lan trực tiếp chủ yếu qua đường tình dục không an toàn như đường âm đạo, hậu môn và miệng. Bạn tình càng nhiều, nguy cơ lây nhiễm càng cao. Bên cạnh đó, Chlamydia cũng có thể lây truyền từ mẹ sang con qua nhau thai.
Bệnh tiến triển ẩm thầm và rất khó phát hiện do các triệu chứng của bệnh khá “kín đáo”. Trung bình khoảng 7 triệu trường hợp mắc bệnh mà không biết mình đã nhiễm bệnh, trong đó tỷ lệ nữ bị viêm âm đạo do chlamydia khoảng 25 – 50%.
Nhiễm khuẩn âm đạo
Nhiễm khuẩn âm đạo là bệnh lây qua tình dục phổ biến ở những phụ nữ đồng tính. các triệu chứng chủ yếu khi nhiễm khuẩn âm đạo gồm:
- Dịch tiết âm đạo có màu trắng, xám hoặc vàng
- Khí hư tiết ra có mùi hôi tanh khó chịu. Đặc biệt là sau quan hệ, mùi này càng tệ hơn.
- Cảm thấy ngứa ngáy khó chịu phía trong cùng và phía ngoài âm đạo.
Bệnh lậu
Vi khuẩn gây nên bệnh lậu là Neisseria gonorrhoeae, lây nhiễm qua đường sinh dục, đường miệng hoặc hậu môn. Các triệu chứng xuất hiện khi nhiễm vi khuẩn Neisseria gonorrhoeae là:
- Cảm giác đau hoặc rát buốt khi đi tiểu
- Chất dịch tiết ra có màu vàng sẫm hoặc đôi lúc có máu
- Chảy máu giữa hai kỳ kinh nguyệt
Ở nữ giới, hơn 70% ác trường hợp nhiễm lậu không có triệu chứng rõ ràng. Bệnh lậu sẽ được điều trị bằng thuốc kháng sinh, nhưng có khả năng tái phát cao do các chủng vi khuẩn kháng thuốc ngày càng gia tăng.
Bệnh giang mai
Giang mai cũng là một bệnh lây qua đường tình dục do xoắn khuẩn giang mai Treponema pallidum gây ra, lây nhiễm sang vùng sinh dục, môi, miệng hoặc hậu môn. Bệnh trải qua ba giai đoạn, nhưng có khoảng 50% người bệnh không có triệu chứng và chỉ được chẩn đoán bằng huyết thanh.
HIV/AIDS
Hội chứng suy giảm miễn dịch ở người – HIV không có thuốc điều trị dứt điểm. Đây là căn bệnh nguy hiểm có thể cướp đi sinh mạng người bệnh khi không được phát hiện và điều trị kịp thời.
Virus HIV phá hủy các tế bào miễn dịch, khiến cơ thể người bệnh không còn khả năng chống lại các tác nhân gây hại. Nếu bệnh tiến tới giai đoạn cuối cùng là AIDS, người nhiễm hoàn toàn có thể mất đi tính mạng khi nhiễm các bệnh cơ hội như viêm phổi, viêm màng não, lao, ….
Điều đáng mừng hiện này là có các loại thuốc kháng virus ARV có thể kìm hãm sự phát triển của virus HIV, củng cố hệ miễn dịch ở người. Những người nhiễm HIV hoàn toàn có thể sống khỏe mạnh như người bình thường nếu được điều trị và chăm sóc đúng cách.
Xem thêm: Điều trị HIV bằng thuốc ARV những lợi ích mà người bệnh nhận được
Các cặp đồng tính nữ bảo vệ bản thân trước các bệnh lây qua đường tình dục như thế nào?
Phòng tránh các bệnh lây qua đường tình dục là cách bảo vệ bản thân khỏi các bệnh tình dục. Làm thế nào để bảo vệ bản thân trước các bệnh tình dục?
Quan hệ tình dục an toàn
Quan hệ tình dục an toàn bằng cách sử dụng các dụng cụ bảo vệ như tấm chắn miệng. Nên đeo găng tay khi thực hiện các hoạt động tình dục bằng tay.
Chú ý làm sạch, khử trùng đồ chơi tình dục sau mỗi lần sử dụng. Hoặc bạn có thể dùng chúng với bao cao su mới để tránh tình trạng nhiễm khuẩn. Không quan hệ tình dục bừa bãi, chung thủy với một bạn tình không mắc bệnh là cách hiệu quả tránh các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục.
Kiểm tra sức khỏe thường xuyên
Kiểm tra sức khỏe cho bản thân và bạn tình rất quan trọng. Các bệnh lây qua đường tình dục thường không có triệu chứng hoặc triệu chứng không đặc trưng bên bạn sẽ không biết bản thân có thực sự khỏe mạnh hay không.
Mỗi người đều có quyền được yêu và tự do chọn lựa người đồng hành bất kể giới tính, tuổi tác. Nhưng bạn cần đặt sức khỏe của bản thân lên hàng đầu, hiểu và biết cách phòng tránh các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục. Tư vấn HIV online sẵn sàng giúp bạn giải tỏa mọi vấn đề lo lắng của mình về sức khỏe, quan hệ tình dục đồng tính nữ, … Mọi thông tin của bạn sẽ được bảo mật tuyệt đối.