Dự phòng sau phơi nhiễm HIV bằng thuốc kháng virus ARV

Dự phòng sau phơi nhiễm hiv bằng thuốc kháng virus ARV

Ngày nay, HIV/ AIDS  không còn là căn bệnh mới lạ trong cuộc sống của chúng ta. Ngoài các biện pháp phòng ngừa, chúng ta cũng cần phải nắm được các cách điều trị dự phòng sau phơi nhiễm HIV để có thể ngăn chặn kịp thời nhất những hậu quả có thể xảy ra trong tương lai.

Một trong các cách phổ biến và được mọi người biết đến nhiều nhất đó là sử dụng thuốc kháng virus ARV để điều trị dự phòng trước và sau phơi nhiễm. Hãy cùng nhau tìm hiểu chi tiết hơn về biện pháp này qua bài viết dưới đây nhé!

Phơi nhiễm HIV là gì?

Phơi nhiễm HIV là gì?
Phơi nhiễm HIV là gì?

Theo Bộ Y Tế – Cục Phòng chống HIV/ AIDS, phơi nhiễm HIV là trường hợp có tiếp xúc trực tiếp với dịch cơ thể hoặc máu của người nhiễm HIV hoặc nghi bị nhiễm HIV, từ đó dẫn đến nguy cơ lây nhiễm trong cộng đồng. 

Phơi nhiễm HIV thường được chia thành 2 loại:

  • Phơi nhiễm nghề nghiệp: đối tượng thường xuyên tiếp xúc với dịch tiết và máu từ người khác.
  • Phơi nhiễm tại cộng đồng (ngoài môi trường nghề nghiệp): ví dụ như đạp phải vật sắc nhọn, kim tiêm, dùng chung kim tiêm nghi có dính dịch, máu của người bệnh nhiễm HIV…

*Lưu ý: 

  • Phơi nhiễm HIV không có nghĩa là sẽ bị HIV.
  • Trong thời gian phơi nhiễm, mọi người cần phải giữ bình tĩnh và sắp xếp điều trị dự phòng nhanh nhất có thể. Dự phòng sau phơi nhiễm HIV là gì?

Xem thêm: Nghi ngờ bị phơi nhiễm HIV: Những điều cần làm ngay để bảo vệ sức khỏe

Điều trị dự phòng sau phơi nhiễm HIV bằng thuốc kháng virus ARV

Từ lâu, thuốc kháng virus ARV đã được sử dụng để điều trị dự phòng sau phơi nhiễm HIV (PEP), nhằm ngăn ngừa nhiễm virus HIV sau khi thực hiện các hành động mang tiềm ẩn nguy cơ. 

Theo các nghiên cứu của chuyên gia về nhiễm HIV cấp tính cho thấy: sau khi phơi nhiễm HIV, virus không ảnh hưởng ngay lập tức mà sẽ có một khoảng thời gian trì hoãn kéo dài từ 2 – 3 ngày trước khi chúng xuất hiện trong máu và đánh dấu thời điểm “chính thức” nhiễm HIV.

Acriptega - Thuốc kháng virus ARV hiệu quả
Acriptega – Thuốc kháng virus ARV hiệu quả

Trong giai đoạn này (hay được gọi là giai đoạn “cửa sổ cơ hội”), thuốc kháng virus ARV có thể phòng ngừa nhiễm HIV bằng cách khống chế sinh sản, nhân lên của virus, đồng thời cô lập và đào thải những tế bào đã bị nhiễm virus HIV ra khỏi cơ thể. 

Theo những nghiên cứu khoa học thực nghiệm, chúng ta có thể thấy rằng phương pháp này có hiệu quả bảo vệ đáng tin cậy, đạt khoảng 90 – 95%. Tuy nhiên, hiệu quả của phương pháp dự phòng này sẽ giảm dần theo thời gian, và được cho là đạt ít hoặc không còn giá trị nếu đối tượng sử dụng thuốc kháng virus ARV sau 72 giờ kể từ ngày phơi nhiễm. 

Trong những năm gần đây, nhiều bằng chứng khoa học cũng cho thấy việc dự phòng sau phơi nhiễm HIV bằng ARV khá hiệu quả. Việc điều trị, kiểm soát và khống chế tải lượng virus HIV trong máu tốt giúp làm giảm nguy cơ lây nhiễm HIV sang người một cách đáng kể. 

Xem thêm:

*Một số đối tượng cần thực hiện dự phòng sau phơi nhiễm nhanh nhất có thể:

  • Có quan hệ tình dục không an toàn với người bị nghi nhiễm HIV
  • Dùng chung ống tiêm, kim tiêm,…để tiêm chích ma túy
  • Dao mổ dính máu người nhiễm HIV cứa, làm trầy xước tay
  • Bị người khác tấn công tình dục
  • …..

Thời gian điều trị dự phòng sau phơi nhiễm HIV tốt nhất là trong thời gian nào?

  • Đối tượng cần bắt đầu uống thuốc kháng virus ARV càng sớm càng tốt bởi vì tỉ lệ hiệu quả của thuốc có thể giảm dần theo từng giờ (sử dụng thuốc trong vòng 72 giờ là tốt nhất). 
  • Duy trì uống thuốc kháng virus ARV hàng ngày, sử dụng liên tục trong vòng 28 ngày
  • Ngưng sử dụng thuốc khi nguồn phơi nhiễm HIV được xác định âm tính

Những lưu ý khi dùng thuốc phơi nhiễm HIV – ARV

Khi dùng thuốc phơi nhiễm HIV – ARV, chúng ta cần chú ý:

  • Thuốc phơi nhiễm HIV – ARV không thể thay thế cho việc bạn phòng ngừa HIV bằng các biện pháp an toàn như: sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục (nhất là tình một đêm) , dùng kim tiêm vô trùng,… trong giai đoạn phơi nhiễm. 
  • Phương pháp PEP cũng không phải là sự lựa chọn phù hợp cho những người thường xuyên tiếp xúc với bệnh nhân HIV. 
  • Sau khi được bác sĩ chỉ định uống thuốc kháng virus ARV (không tự ý mua thuốc), bạn cần đến bệnh viện để tái xét nghiệm sau phơi nhiễm 1-3-6 tháng.
  • Không điều trị dự phòng sau phơi nhiễm HIV bằng thuốc kháng virus ARV cho các trường hợp:
  • Người bị phơi nhiễm đã được xác định nhiễm HIV.
  • Nguồn gây phơi nhiễm có kết quả xét nghiệm HIV âm tính.
  • Phơi nhiễm với các dịch cơ thể không có nguy cơ lây nhiễm như nước tiểu, mồ hôi, nước mắt và dịch nước bọt không dính máu. 
  • Những trường hợp phơi nhiễm liên tục với HIV như: người nghiện chích ma túy thường xuyên sử dụng kim tiêm chung với các đối tượng khác, người thường xuyên có quan hệ tình dục không an toàn với đối tượng nhiễm HIV hoặc gái mại dâm (quan hệ không sử dụng bao cao su).

Tác dụng phụ của thuốc kháng virus ARV

Một số người thực hiện điều trị dự phòng sau phơi nhiễm bằng thuốc ARV có thể gặp các tác dụng phụ như: buồn nôn, nôn,…Tuy nhiên, điều này không quá ảnh hưởng bởi các tác dụng phụ này đều có thể điều trị được và cũng không gây nguy hiểm đến tính mạng. 

Mệt mỏi, buồn nôn là triệu chứng thường thấy khi dùng thuốc ARV
Mệt mỏi, buồn nôn là triệu chứng thường thấy khi dùng thuốc ARV

Thuốc phơi nhiễm HIV – ARV cũng có thể tương tác với các loại thuốc khác, vì thế, bạn nên thông báo cho nhân viên y tế về những loại thuốc bạn đang sử dụng để nhận được các tư vấn phù hợp. 

Trong nền y học hiện đại, người phơi nhiễm HIV có thể điều trị dự phòng để có thể loại bỏ hoàn toàn virus ra khỏi cơ thể. Do vậy, hãy thật bình tĩnh và sắp xếp thăm khám nhanh nhất có thể khi bạn bị phơi nhiễm để được tư vấn và hướng dẫn kịp thời.

Vì một cộng đồng khỏe mạnh, nói không với HIV/ AIDS, chúng ta hãy luôn nâng cao nhận thức, chia sẻ kiến thức phòng bệnh, kiểm tra sức khỏe định kỳ và đặc biệt là có các biện pháp an toàn để tránh phơi nhiễm HIV.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi ngay
Chat với chúng tôi qua Zalo
Facebook Messenger