HIV là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ở con người. Một khi đã nhiễm HIV đồng nghĩa với việc người đó sẽ phải chung sống với HIV cả đời. Nhiều người thường thắc mắc “Dùng chung bàn chải với người nhiễm HIV có nguy cơ lây nhiễm không?” Vậy để biết câu trả lời bạn có thể tham khảo những thông tin dưới đây.
Dùng chung bàn chải với người nhiễm HIV có nguy cơ lây nhiễm không?
Đôi khi bạn có thể vô tình lấy nhầm bàn chải đánh răng của người nhiễm HIV và sử dụng. Điều này có thể khiến bạn rất lo lắng về nguy cơ lây nhiễm HIV. Trong tình huống này có thể chia ra làm 2 trường hợp như sau:
- Người nhiễm HIV đã điều trị ARV (điều trị dự phòng HIV): người nhiễm HIV đã sử dụng ARV sẽ khiến cho lượng virus trong máu giảm xuống dưới mức phát hiện thì khả năng lây nhiễm HIV thường rất thấp. Do đó, khả năng nhiễm HIV do sử dụng chung bàn chải đánh răng với người nhiễm HIV trong trường hợp này là có nhưng xảy ra với tỷ lệ thấp. Tuy nhiên để an tâm bạn vẫn nên tiến hành kiểm tra và tham khảo ý kiến của bác sĩ.
- Người nhiễm HIV chưa điều trị ARV: đối với trường hợp này, khả năng lây nhiễm HIV là khá cao. Vì vậy bạn cần nhanh chóng đến các cơ sở y tế để được tư vấn về các biện pháp chống phơi nhiễm HIV trong vòng 72h kể từ khi phơi nhiễm.
HIV lây nhiễm qua những con đường nào?
Tính đến nay, đã xác định ra 3 con đường lây nhiễm HIV chính, đó là:
HIV lây nhiễm qua đường máu
HIV có thể xâm nhập vào cơ thể qua máu. Cụ thể như sau:
- Máu của người nhiễm HIV tiếp xúc trực tiếp với vết thương hở.
- Sử dụng các dụng cụ tiêm chích qua da hoặc dụng cụ phẫu thuật không được vô khuẩn như dùng bơm kim tiêm, kim xỏ khuyên tai, kim xăm mình và các dụng cụ sắc nhọn khác.
- Lây nhiễm HIV trong các cơ sở y tế qua các dụng cụ y tế không được vô trùng.
- Người chăm sóc bệnh nhân HIV/AIDS bị lây nhiễm HIV qua các vết hở rỉ nước khi tiếp xúc với máu và dịch sinh học của người bệnh.
- Bị kim tiêm đâm phải tay, dao kéo cứa phải tay, giẫm phải kim dính máu người bệnh,… do tai nạn rủi ro nghề nghiệp (chủ yếu là nhân viên y tế).
- Truyền máu hoặc các chế phẩm từ máu mà không được sàng lọc HIV.
- HIV lây nhiễm qua đường tình dục
Quan hệ tình dục không an toàn là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất khiến người bệnh nhiễm virus HIV. Virus HIV có trong dịch âm đạo, tinh dịch, dịch sinh học của người nhiễm HIV. Nếu quan hệ tình dục không có biện pháp bảo vệ, khả năng nhiễm HIV xảy ra rất cao.
Tỷ lệ lây nhiễm HIV cho mỗi lần quan hệ tình dục không bảo vệ ước tính là 0,1 – 1%. Tỷ lệ này gia tăng theo tần suất quan hệ. Trong khi đó, quan hệ tình dục với người bị HIV có bảo vệ bằng bao cao su sẽ có độ an toàn lên tới 90 – 95% nếu thực hành đúng cách.
HIV có thể lây nhiễm qua mọi hình thức quan hệ tình dục
- Quan hệ tình dục đường âm đạo.
- Quan hệ tình dục đường hậu môn
- Quan hệ tình dục đường miệng
- HIV lây nhiễm từ mẹ sang con
HIV lây truyền từ mẹ sang con
Phụ nữ nhiễm HIV mang thai có nguy cơ lây nhiễm HIV cho thai nhi khoảng 30%. Thông thường trẻ sơ sinh nhiễm HIV sẽ không thể sống quá 3 tuổi. Tuy nhiên cũng có nhiều trường hợp điều trị đúng cách và phù hợp sẽ kéo dài thời gian sống, thực tế có những đứa trẻ nhiễm HIV đã sống đến giai đoạn trưởng thành.
Quá trình lây nhiễm HIV từ mẹ sang con có thể xảy ra trong 3 thời kỳ:
- Khi mang thai, HIV từ máu của mẹ sẽ xâm nhập vào cơ thể thai nhi qua nhau thai.
- Khi sinh con, HIV từ nước ối, dịch âm đạo, dịch tử cung của mẹ có thể xâm nhập vào trẻ sơ sinh.
- Khi cho con bú, HIV có thể lây truyền qua sữa mẹ hoặc các vết nứt ở núm vú của người mẹ.
>>> Xem thêm: Dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con
Cách phòng tránh lây nhiễm HIV
HIV là một loại virus nguy hiểm, đến nay vẫn chưa có cách chữa trị hoàn toàn. Do đó, mỗi người biết cách phòng tránh HIV để bảo vệ sức khỏe của bản thân cũng như mọi người xung quanh. Các biện pháp phòng tránh lây nhiễm HIV hữu hiệu là:
- Sống lành mạnh, không quan hệ tình dục bừa bãi. Trong trường hợp quan hệ tình dục với người khác cần sử dụng bao cao su đúng cách.
- Người bệnh chỉ nhận máu và các chế phẩm máu đã thực hiện xét nghiệm HIV. Nhân viên y tế cần đeo găng tay bảo vệ khi truyền máu và khi tiếp xúc với các dịch nôn, máu,… của người bệnh.
- Không dùng chung bơm kim tiêm, chỉ sử dụng dụng cụ đã tiệt trùng khi phẫu thuật, xăm mình, châm cứu,…
- Phụ nữ nhiễm HIV muốn sinh con nên đến cơ sở y tế uy tín để được tư vấn về cách tránh lây nhiễm cho con.
- Không dùng chung bàn chải đánh răng, dao cạo râu,… với người bệnh.
Hy vọng qua những thông tin trên bạn đã giải đáp được thắc mắc “Dùng chung bàn chải với người nhiễm HIV có nguy cơ lây nhiễm không?” Nếu bạn cần thêm sự tư vấn cụ thể hơn hãy liên hệ tới số điện thoại 0968.559.939.