Hướng dẫn tự chăm sóc cho người sống chung với HIV

Hướng dẫn tự chăm sóc cho người sống chung với HIV

HIV là một bệnh truyền nhiễm gây suy giảm sức khỏe con người đáng kể. Ngoài việc điều trị bằng thuốc, việc tự chăm sóc bản thân đối với người nhiễm HIV cũng rất quan trọng. Dưới đây là hướng dẫn tự chăm sóc cho người sống chung với HIV.

Hiểu rõ về HIV và các giai đoạn tiến triển của bệnh

Để đối phó hiệu quả với HIV trước tiên bạn cần phải hiểu rõ về bệnh này. HIV là tên viết tắt của một loại virus gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch ở người. Khi xâm nhập vào cơ thể, HIV sẽ tấn công hệ miễn dịch của người bệnh và phá hủy chúng khiến cho người bệnh không còn khả năng chống đỡ trước các tác nhân gây bệnh khác.

Người nhiễm HIV có thể bị tử vong nếu không được điều trị. AIDS chính là giai đoạn cuối của HIV, khi bệnh tiến triển đến giai đoạn AIDS, sức khỏe người bệnh sẽ suy giảm nhanh chóng và rõ rệt. Tuy nhiên hiện nay các loại thuốc điều trị HIV giúp bệnh ít phát triển đến giai đoạn AIDS. 

Các giai đoạn của HIV
Các giai đoạn của HIV

Giai đoạn cửa sổ

Giai đoạn đầu diễn ra khoảng 3 – 6 tháng đầu kể từ khi nhiễm bệnh. Mặc dù ở giai đoạn này số lượng virus tăng lên rất nhanh, nhưng đa số người bệnh đều không có triệu chứng HIV rõ ràng. Những triệu chứng này thường xuất hiện trong vài ngày hoặc vài tuần. Thông thường, khoảng 2/3 số người nhiễm HIV ở giai đoạn đầu đều cảm thấy như mắc cảm cúm hoặc bệnh truyền nhiễm đơn thuần.

>>> Xem thêm: Điều trị HIV ở giai đoạn cửa sổ có lợi ích gì?

Giai đoạn nhiễm HIV không triệu chứng

Ở giai đoạn này, bệnh nhân có thể không xuất hiện các triệu chứng đặc biệt. Do đó, rất khó để phát hiện người bệnh đã nhiễm HIV, thậm chí với cả bản thân bệnh nhân cũng ít cảm nhận được điều đó. Thực chất, giai đoạn này virus vẫn đang âm thầm phát triển và tàn phá hàng rào bảo vệ của cơ thể.

Virus HIV trong giai đoạn này vẫn có thể được lây truyền trong cộng đồng. Điều này làm tăng khả năng lây nhiễm nếu không được phát hiện sớm.

Giai đoạn cận AIDS

Lúc này, sức đề kháng và hệ miễn dịch đã bị suy giảm nặng nề. Tùy theo thể trạng và tình trạng nhiễm HIV mà giai đoạn cận AIDS sẽ diễn ra khác nhau. 

Giai đoạn AIDS

Đây là giai đoạn cuối, cũng là giai đoạn nặng nhất của bệnh HIV. Lúc này, bệnh nhân rất dễ bị tấn công bởi các bệnh nhiễm trùng cơ hội do hệ miễn dịch đã bị hủy hoại nghiêm trọng. Giai đoạn AIDS được xem là “sự kết thúc” của người nhiễm HIV. Mục đích chính của việc điều trị là nhằm kéo dài sự sống của người bệnh. Thông thường, AIDS kéo dài không quá 2 năm.

Hướng dẫn tự chăm sóc cho người sống chung với HIV

Tuân thủ phác đồ điều trị

Đây là một nguyên tắc quan trọng trong điều trị HIV. Hiện nay, các loại thuốc kháng virus được sử dụng nhằm hạn chế sự phát triển của virus. Các loại thuốc này đem lại hiệu quả to lớn, nếu tuân thủ theo đúng phác đồ điều trị, người bệnh có thể bảo vệ hệ miễn dịch một cách tốt nhất. Nhờ tuân thủ phác đồ điều trị mà số người nhiễm HIV tiến triển đến giai đoạn AIDS đã được hạn chế rất nhiều.

Bổ sung dinh dưỡng

Bổ sung dinh dưỡng
Bổ sung dinh dưỡng

Người nhiễm HIV cần được cung cấp đầy đủ các dưỡng chất, vitamin và khoáng chất để tăng cường sức đề kháng, sức khỏe cho cơ thể. Người bệnh cần lưu ý bổ sung dưỡng chất qua thực phẩm hàng ngày như sau:

  • Protein
  • Vitamin
  • Chất xơ
  • Khoáng chất
  • Uống đủ nước
  • Giảm chất béo và đường
  • Không hút thuốc và hạn chế rượu bia
  • Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm

>>> Xem thêm: Chế độ dinh dưỡng cho người sống chung với HIV

Giữ tinh thần lạc quan

Sức khỏe tinh thần đóng vai trò quan trọng trong quá trình điều trị HIV. Một tinh thần lạc quan, thái độ tích cực sẽ khiến quá trình điều trị của họ trở nên hiệu quả hơn rất nhiều. Bạn không nên có những suy nghĩ tiêu cực, mặc cảm, tự ti khi nhiễm HIV bởi HIV không quá đáng sợ như bạn nghĩ. Bạn có thể tham gia các tổ chức, câu lạc bộ cho người nhiễm HIV để được chia sẻ, thấu hiểu hơn.

Ngoài ra các hoạt động thể thao nhẹ nhàng như cầu lông, khiêu vũ, chạy bộ,… cũng có thể giúp bạn cải thiện cả sức khỏe thể chất và sức khỏe tinh thần. Nếu bạn quá stress, nhàm chán bạn có thể ra ngoài đi dạo, gặp mặt bạn bè, người thân để giải tỏa tâm trạng.

Kiểm tra sức khỏe định kỳ

Kiểm tra sức khỏe định kỳ
Kiểm tra sức khỏe định kỳ

Khám sức khỏe định kỳ là việc làm quan trọng với mỗi người, không riêng gì bệnh nhân nhiễm HIV. Vì vậy bạn cần đến các cơ sở y tế để kiểm tra sức khỏe, xét nghiệm máu để nắm rõ tình trạng sức khỏe bản thân. Từ đó, bạn sẽ có cách chăm sóc sức khỏe tốt nhất.

Ngoài ra, người nhiễm HIV cần xét nghiệm định kỳ để biết được bệnh đã tiến triển đến giai đoạn nào và nhờ sự tư vấn của bác sĩ để điều chỉnh phương pháp điều trị hoặc loại thuốc cũng như liều lượng thuốc hợp lý hơn. 

Điều trị HIV là một quá trình dài và đôi khi sẽ gặp phải những khó khăn khiến bạn chán nản, mệt mỏi. Tuy nhiên, hãy vững tâm và tin tưởng vào y học để đạt hiệu quả điều trị tốt nhất. Hy vọng những hướng dẫn trên sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình điều trị, hãy liên hệ tới điện thoại 0968559939 nếu bạn cần giải đáp thắc mắc về HIV.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi ngay
Chat với chúng tôi qua Zalo
Facebook Messenger