Trong cuộc sống hàng ngày cũng như công việc chúng ta phải đối mặt với rất nhiều những khó khăn và những nguy cơ có thể bị phơi nhiễm HIV. Tuy nhiên không phải ai cũng có đủ kiến thức hiểu biết để có thể xử lý hiệu quả tình huống khi gặp phải phơi nhiễm HIV. Cùng Tư vấn HIV tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này cũng như phác đồ điều trị phơi nhiễm HIV mới nhất.
Phơi nhiễm HIV là gì?
Phơi nhiễm HIV là sự tiếp xúc của niêm mạc hoặc dịch cơ thể của những người nhiễm HIV hoặc nghi ngờ nhiễm HIV với những người không bị bệnh.
Không phải tất cả những trường hợp khi tiếp xúc trên với người bệnh đều có nguy cơ mắc HIV. Tuy nhiên rất nhiều những trường hợp sau khi xảy ra những sự việc trên thì có sự sa sút về tinh thần, cảm thấy bế tắc và tuyệt vọng mà bỏ mất thời gian vàng trong điều trị.
Cùng điểm qua một số trường hợp được coi là phơi nhiễm HIV:
- Bị tổn thương hoặc tiếp xúc với máu và dịch của những người nhiễm HIV khi làm những thủ thuật lấy máu, những dụng cụ dao mổ,ống nghiệm gây nên những vết thương hở, bị tấn công bởi các vật sắc nhọn …. đối với nhân viên y tế, công an, cảnh sát khi làm nhiệm vụ
- Sử dụng chung bơm kim tiêm, Nhận máu của người bị nhiễm HIV
- Quan hệ tình dục không an toàn, không sử dụng biện pháp bảo vệ như dùng bao ca su, bao ca su bị hỏng
- Bị những vật sắc nhọn tại các khu vực công cộng không đảm bảo vệ sinh đâm, tiếp xúc trực tiếp
- Mẹ mang thai và nuôi con bằng sữa nhiễm HIV
Để có những đánh giá chính xác nhất liệu bạn có bị nhiễm HIV sau khi bị phơi nhiễm thì cần phải tiến hành có những đánh giá và có dự phòng kịp thời nhất để tránh những trường hợp đáng tiếc.
Việc chủ động nắm bắt thông tin cũng như tiến hành dự phòng và lên phương án, phác đồ điều trị phơi nhiễm HIV kịp thời chính là bảo vệ sức khỏe của bạn cũng như những người xung quanh.
Cần làm gì khi bị phơi nhiễm HIV
Đối với phơi nhiễm HIV do tai nạn nghề nghiệp
Trước hết cần phải có biện pháp xử lý sau khi bị phơi nhiễm HIV đối với trường hợp tai nạn nghề nghiệp đó là: đánh giá tính chất phơi nhiễm và xử lý vết thương tại chỗ. Tùy vào vị trí và cơ quan tiếp xúc với yếu tố gây phơi nhiễm HIV mà có thể xử lý phù hợp: Vết thương chảy máu qua da thì trực tiếp rửa dưới vòi nước sạch và xà phòng; Với niêm mạc vùng mắt, miệng mũi, thì sử dụng nước muối Nacl
Tiến hành lấy máu xét nghiệm HIV và điều trị ngay bởi thời gian tốt nhất là 2 đến 3 giờ,muộn nhất là không quá 7 ngày để đạt được kết quả tốt nhất.
Đối với phơi nhiễm HIV ngoài môi trường nghề nghiệp
Để có những tư vấn tốt nhất về phơi nhiễm HIV ngoài môi trường nghề nghiệp thì mọi người hãy đến những cơ sở y tế gần nhất để có những chia sẻ cụ thể.
Sau khi có những đánh giá về tình trạng nhiễm HIV cũng như nguy cơ ô nhiễm HIV từ nguồn lây nhiễm thì đội ngũ y tế sẽ có những tư vấn cũng như tiến hành các xét nghiệm ban đầu và phương án phác đồ điều trị phơi nhiễm HIV hợp lý.
Xem thêm: 4 nhóm tình huống nên dùng thuốc dự phòng trước phơi nhiễm HIV
Một số lưu ý khi thực hiện phác đồ điều trị phơi nhiễm HIV bằng ARV
ARV được coi là một trong những phương pháp điều trị dự phòng bằng thuốc chống phơi nhiễm HIV quan trọng và đặt hiệu quả khá cao trong giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm lên đến 90%. Sau khi có những đánh giá và phân tích cụ thể về từng tình huống rủi ro khi rơi vào các trường hợp phơi nhiễm HIV thì sẽ có những phương án sử dụng thuốc ARV phù hợp.
Tuy nhiên mọi người cũng cần có một số những lưu ý và một số kiến thức để hiểu hơn về loại thuốc dự phòng phơi nhiễm HIV này.
- Tuyệt đối không tự sử dụng tự mua thuốc và điều trị arv mà phải có sự tư vấn chỉ định nghiêm ngặt của nhân viên y tế
- Hiệu quả của phương pháp dự phòng phơi nhiễm HIV bằng ARV tốt nhất đó là trong vòng 72 giờ. Do đó khi gặp phải những dấu hiệu và nguy cơ ô nhiễm HIV mọi người cần phải đến các cơ sở y tế gần nhất để được điều trị ô nhiễm kịp thời.
- Sử dụng liên tục và đúng theo phác đồ điều trị dự phòng trong Phòng 28 ngày đến khi xác định nguồn phơi nhiễm là âm tính để đạt được hiệu quả cao nhất
- Trong quá trình sử dụng arv nếu có phát hiện bất cứ những bất thường và tác dụng phụ thì cần có sự theo dõi và xử lý kịp thời của đội ngũ nhân viên y tế
- Phương pháp sử dụng Arv trong điều trị dự phòng HIV không được sử dụng bừa bãi tuyệt đối không sử dụng trong các trường hợp: nguồn phơi nhiễm được khẳng định là HIV âm tính, người phơi nhiễm đã dương tính với HIV.
Xem thêm: Một số loại thuốc điều trị phơi nhiễm HIV hiệu quả
HIV thực sự là một căn bệnh tiềm ẩn nhiều rủi ro, trong cuộc sống ngày nay chúng ta phải đối mặt với rất nhiều những nguy cơ phơi nhiễm và nhiễm HIV. Do đó chúng ta cần phải nâng cao ý thức chủ động tìm hiểu những nguồn thông tin mà có những sự can thiệp kịp thời để hạn chế tối đa nguy cơ phơi nhiễm HIV.