HIV là một trong những loại virus nguy hiểm mà hiện nay vẫn chưa có cách chữa trị hoàn toàn. Do đó, việc có nguy cơ nhiễm HIV sẽ khiến rất nhiều người lo lắng. Trong phần tiếp theo của bài viết sẽ giải đáp thắc mắc: “Phơi nhiễm HIV khi đang dùng thuốc kháng HIV thì có nguy cơ cao không?”
Thuốc kháng HIV là gì?
Thuốc kháng HIV hay còn gọi là ARV là tên gọi chung cho tất cả các loại thuốc kháng virus HIV hiện nay. Thuốc ARV ngăn chặn sự nhân lên của virus trong máu của người nhiễm HIV, nó duy trì lượng virus tốt trong máu. Nhờ đó mà duy trì được tình trạng thông thường của hệ miễn dịch. Đồng thời còn giúp cho người nhiễm HIV giảm đi khả năng truyền nhiễm HIV cho người khác nhờ lượng virus HIV trong máu được kiểm soát ở mức thấp.
>>> Xem thêm: Điều trị HIV bằng thuốc ARV những lợi ích mà người bệnh nhận được
Phơi nhiễm HIV khi đang dùng thuốc kháng HIV thì có nguy cơ cao không?
Nguy cơ lây nhiễm HIV khi đang dùng thuốc kháng HIV còn tùy thuộc vào việc dùng thuốc kháng virus dự phòng lây nhiễm vào thời điểm nào và hành vi nguy cơ là gì: Quan hệ tình dục không an toàn, chung bơm kim tiêm, tiếp xúc với máu của người nhiễm HIV,…và tình trạng của nguồn nhiễm: người đó đã điều trị kháng virus hay chưa mà các mức độ nguy cơ sẽ khác nhau.
Vì vậy, lời khuyên cho bạn là nếu đã phơi nhiễm HIV dù đã dùng thuốc kháng HIV hay chưa thì bạn vẫn cần phải đến gặp các bác sĩ chuyên môn để được tư vấn và tiến hành các xét nghiệm cần thiết để có kết quả chính xác nhất.
Nên làm gì sau khi phơi nhiễm HIV?
Nếu bạn nghi ngờ hoặc xác định mình đã phơi nhiễm HIV thì không nên quá hoang mang mà hãy bình tĩnh và thực hiện những công việc sau:
Đến trung tâm y tế
Bạn hãy đến cơ sở y tế gần nhất để được các bác sĩ chuyên môn tư vấn. Các bác sĩ sẽ giúp bạn hiểu rõ về quá trình phơi nhiễm, phương pháp xét nghiệm, phương pháp điều trị và cách phòng tránh lây lan HIV. Nếu thời gian phơi nhiễm trong vòng 72h bạn có thể tham khảo ý kiến bác sĩ về việc sử dụng PEP để giảm nguy cơ nhiễm HIV sau khi phơi nhiễm.
Tiến hành xét nghiệm
Để biết chính xác cơ thể mình có nhiễm HIV hay không, bạn cần thực hiện các xét nghiệm. Hiện nay có phương pháp test nhanh có thể cho ra kết quả nhanh chóng với độ chính xác cao.
>>> Xem thêm: Những thông tin bạn cần biết về xét nghiệm HIV
Giữ tinh thần lạc quan, thoải mái
Tinh thần là một yếu tố quan trọng và có tác động trực tiếp tới sức khỏe con người. Do đó việc giữ tinh thần tốt là điều vô cùng quan trọng.
Hạn chế lây nhiễm HIV có người khác
Ngay sau khi phơi nhiễm, nếu bạn vẫn chưa biết chính xác mình có nhiễm HIV hay không bạn nên thực hiện những biện pháp phòng ngừa để tránh lây lan HIV cho nhiều người xung quanh.
Thực hiện điều trị sớm
Thời điểm tiến hành điều trị HIV là rất quan trọng. Nếu bạn đã xác định chính xác cơ thể mình nhiễm HIV, bạn hãy tiến hành điều trị sớm. Hiện nay có rất nhiều phương pháp điều trị HIV hiệu quả, giúp người bệnh có thể vui sống và hạn chế ảnh hưởng của virus HIV lên cơ thể người bệnh một cách tối đa. Dù HIV không thể điều trị hoàn toàn nhưng những phương pháp điều trị hiện nay cho phép người bệnh sống khỏe mạnh, sống có ích và có thể kéo dài tuổi thọ đến cả chục năm.
Một số loại thuốc kháng HIV
Hiện nay có khá nhiều loại thuốc kháng HIV được sử dụng, có thể kể đến là:
- Chất ức chế men sao chép ngược không nucleoside (NNRTI)
- Chất ức chế men sao chép ngược nucleoside (NRTIs)
- Chất ức chế protease (PI)
- Chất đối kháng CCR5
- Các chất ức chế chuyển chuỗi tích hợp (INSTIs)
- Chất ức chế hợp nhất…
Tùy từng trường hợp và tình trạng cơ thể của bệnh nhân mà bác sĩ có thể chỉ định các loại thuốc khác nhau hoặc sử dụng kết hợp nhiều loại thuốc cùng lúc để tăng hiệu quả điều trị. Để thuốc kháng virus hoạt động hiệu quả, người bệnh cần uống thuốc theo đúng chỉ định của định của bác sĩ và không tự ý bỏ thuốc hay thay đổi liều lượng sử dụng.
Tác dụng phụ của thuốc kháng HIV
Bên cạnh những lợi ích to lớn, các loại thuốc kháng HIV cũng đem lại cho người dùng những tác dụng phụ không mong muốn. Mỗi loại thuốc kháng HIV khác nhau đều có những tác phụ riêng, tuy nhiên hầu hết các thuốc này sẽ làm xuất hiện những triệu chứng như:
- Buồn nôn
- Mệt mỏi
- Khó ngủ, mất ngủ
- Phát ban, mẩn ngứa ngoài da
- Rối loạn đường ruột, tiêu chảy
- …
Những tác dụng phụ thường gặp này thường sẽ kéo dài vài ngày hoặc vài tuần. Tuy nhiên cũng có những tác dụng khác không dễ nhận biết kéo dài nhiều tháng hoặc nhiều năm như tăng cholesterol (yếu tố nguy cơ của bệnh tim)
Trên đây là những thông tin về phơi nhiễm HIV và thuốc kháng HIV. Mong rằng qua bài viết bạn đã trả lời được câu hỏi “Phơi nhiễm HIV khi đang dùng thuốc kháng HIV thì có nguy cơ cao không?” Nếu bạn vẫn còn những thắc mắc, băn khoăn, bạn có thể liên hệ với Trung tâm Tư vấn HIV theo số điện thoại 0968 559 939 để được tư vấn, giải đáp cụ thể.