Quan hệ đồng tính có bị nhiễm HIV không?

Quan hệ đồng tính có nhiễm HIV không?

Quan hệ đồng tính có bị nhiễm HIV hay không? Một trong những nguyên nhân làm tăng nguy cơ lây nhiễm HIV là quan hệ tình dục không an toàn. Đặc biệt, quan hệ tình dục đồng tính nam có nguy cơ lây nhiễm HIV cao. Hiểu rõ về rủi ro lây nhiễm và cách phòng ngừa lây nhiễm HIV sẽ giúp bạn hạn chế tối đa nguy cơ và bảo vệ sức khỏe. 

Quan hệ đồng tính có nhiễm HIV không?

Sự thiếu hiểu biết về HIV khiến chúng ta có cái nhìn sai lệch về nguy cơ lây nhiễm và cách bảo vệ bản thân trước HIV. Nhiều người cho rằng chỉ có quan hệ khác giới mới có thể lây nhiễm HIV, còn đồng tính thì không. Sự thật là quan hệ đồng giới có khả năng lây nhiễm HIV cao, đặc biệt ở các cặp đồng tính nam. Tại Việt Nam, tính đến tháng 3/2022, số ca nam giới mắc HIV chiếm 87,3% qua quan hệ tình dục không an toàn. 

Quan hệ đồng tính có nhiễm HIV không?
Quan hệ đồng tính có nhiễm HIV không?

Nguy cơ lây nhiễm HIV qua quan hệ đồng giới nữ thấp hơn quan hệ đồng giới nam nhưng không thể phủ nhận khả năng lây lan còn cao. Nguyên nhân chính vẫn là do những nhận thức sai lầm về rủi ro lây nhiễm, sự trì hoãn trong việc phát hiện và điều trị HIV. 

Tại sao quan hệ đồng tính dễ bị lây nhiễm HIV?

Quan hệ tình dục không được bảo vệ

Cách thức sinh hoạt tình dục ở các cặp đôi đồng tính nam bao gồm: Quan hệ miệng – bộ phận sinh dục, quan hệ dương vật – hậu môn, quan hệ miệng – hậu môn, quan hệ dương vật – dương vật. 

Trong đó, quan hệ tình dục qua đường hậu môn có khả năng lây nhiễm HIV cao nhất. Lớp niêm mạc hậu môn – trực tràng mỏng, nhiều mao mạch rất dễ bị tổn thương chảy máu.

Đặc biệt, hậu môn không có các tuyến chất nhờn bôi trơn nên khi quan hệ rất dễ bị trầy xước. Những vết thương đó là điều kiện tốt để virus HIV từ người bệnh sang người lành. 

Việc lạm dụng chất bôi trơn mà bỏ qua dùng bao cao su khi quan hệ tình dục tồn tại nhiều nguy hiểm. Vì chất bôi trơn có thể giảm nguy cơ trầy xước nhưng không hoàn toàn loại bỏ khả năng xây xát khi quan hệ tình dục. 

Quan hệ đồng giới nữ gồm các hình thức như quan hệ miệng – bộ phận sinh dục – hậu môn, cọ xát âm hộ – âm hộ, sử dụng đồ chơi tình dục. Chất dịch âm dạo chứa nhiều virus HIV, khả năng lây nhiễm cao hơn khi quan hệ trong kỳ kinh nguyệt. 

Quan hệ tình dục bằng miệng được cho là ít nguy cơ lây nhiễm nhất. Trường hợp người đồng tính quan hệ tình dục mà miệng có những vết thương, vết lở loét, chảy máu chân răng, … hoàn toàn có thể lây nhiễm HIV cho bạn tình.

Sự kỳ thị

Định kiến, những phán xét vô căn cứ là một trong những nguyên nhân làm gia tăng số ca nhiễm HIV trong quan hệ đồng tính. Hiện nay, cộng đồng dần hiểu và chấp nhận người đồng tính tuy nhiên vẫn còn tồn tại một số ít những cá nhân có cái nhìn phiến diện, ích kỷ, xa lánh và bài xích cộng đồng LGBT. 

Sự tự ti của người đồng giới khi nhiễm HIV
Sự tự ti của người đồng giới khi nhiễm HIV

“Bệnh hoạn”, “Lăng nhăng”, … là một số từ nhiều người dành cho người đồng tính mắc HIV. Họ khó có thể tiếp cận các thông tin phòng tránh, xét nghiệm và điều trị HIV. Họ sống trong mặc cảm, tự ti, bị cô lập dẫn đến việc họ chấp nhận rủi ro tình dục, không được tiếp cận điều trị thuốc kháng virus ARV, cũng như không được điều trị và chăm sóc không nhất quán, … 

Xem thêm: ARV- Một giải pháp hiệu quả cho cả điều trị và dự phòng HIV

Phòng tránh lây nhiễm HIV khi quan hệ đồng tính

Biện pháp phòng tránh HIV bạn cần biết
Biện pháp phòng tránh HIV bạn cần biết

Chúng ta hoàn toàn có thể bảo vệ bản thân, gia đình mà vẫn thoải mái yêu đương, sống thật với bản thân khi chúng ta hiểu rõ các biện pháp phòng tránh lây nhiễm HIV.

  • Sử dụng bao cao su, màng chắn miệng khi quan hệ tình dục
  • Duy trì lối sống lành mạnh, thủy chung một bạn tình duy nhất, hạn chế số lượng bạn tình
  • Chỉ quan hệ tình dục khi biết rõ sức khỏe của đối phương
  • Khi quan hệ đồng tính nam nên chú ý sử dụng gel bôi trơn nhằm giảm trầy xước
  • Đảm bảo vệ sinh sạch sẽ cơ quan miệng, cơ quan sinh dục, hậu môn, …
  • Kiểm tra sức khỏe định kỳ để đảm bảo không mang mầm bệnh. Nếu thấy các dấu hiệu bất thường từ cơ thể hoặc nghi ngờ bản thân nhiễm HIV nên xét nghiệm HIV tại các phòng khám, cơ sở y tế, thường xuyên hơn khi quan hệ tình dục với nhiều bạn tình, khi có hành vi quan hệ tình dục không an toàn
  • Chú ý phòng tránh phơi nhiễm HIV, cân nhắc dùng Prep. 

Xem thêm: Cách dự phòng sau khi phơi nhiễm HIV

Quan hệ đồng tính an toàn và các biện pháp phòng ngừa nhiễm HIV khi quan hệ đồng tính đã được chia sẻ đầy đủ và rõ ràng. Bạn hoàn toàn có thể bị lây nhiễm HIV khi tình dục không an toàn. 

Chú ý bảo vệ bản thân và theo dõi nhiều thông tin chia sẻ về HIV/AIDS. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc, cần tư vấn và chia sẻ hãy liên hệ ngay tới Tư vấn HIV, chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi ngay
Chat với chúng tôi qua Zalo
Facebook Messenger