Quan hệ với người nhiễm HIV bao lâu thì bị bệnh?

Quan hệ với người nhiễm HIV bao lâu thì bị bệnh?

Quan hệ tình dục không an toàn là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến sự lây nhiễm của HIV. Chính vì thế, nhiều người quan hệ không an toàn hoặc quan hệ đồng tính nam thường có những thắc mắc “Quan hệ với người nhiễm HIV bao lâu thì bị bệnh?”

Nên làm gì khi biết bạn tình đã nhiễm HIV? Hãy cùng các chuyên gia của tư vấn HIV tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

Quan hệ với người nhiễm HIV có bị lây không?

HIV có thể lây truyền qua các chất dịch cơ thể khác nhau như dịch máu, tiết âm đạo, tinh dịch và tiền tinh dịch, sữa mẹ, dịch trực tràng. Vì vậy, quan hệ với người nhiễm HIV, đặc biệt là tình dục không an toàn sẽ có nguy cơ cao bạn sẽ nhiễm HIV. 

Quan hệ tình dục không an toàn có nguy cơ lây nhiễm HIV cao
Quan hệ tình dục không an toàn có nguy cơ lây nhiễm HIV cao

Sau khi quan hệ với người nhiễm HIV, nguy cơ bị lây bệnh cần xem xét đến những yếu tố sau đây:

  • Lượng virus được phát hiện
  • Tần suất quan hệ
  • khả năng gây ra trầy xước khi ân ái
  • Tình trạng nhiễm bệnh STI
  • Biện pháp an toàn tình dục

Đặc biệt, khi quan hệ với người nhiễm HIV không sử dụng biện pháp an toàn sẽ có khả năng tăng nguy cơ bị lây truyền. Những hình thức quan hệ tình có nguy cơ lây nhiễm cao theo được sắp xếp theo thứ tự như sau:

  • Quan hệ qua đường hậu môn
  • Quan hệ bằng đường âm đạo
  • Quan hệ bằng miệng.

Ngoài ra, virus HIV có thể lây truyền qua những hoạt động tình dục sau đây, tuy nhiên tỷ lệ là khá thấp:

  • Sử dụng đồ chơi tình dục có thể dẫn đến lây nhiễm HIV. Vì vậy, bên cạnh việc làm sạch đồ chơi tình dục, bạn tuyệt đối không nên dùng chung với người khác.
  • Quan hệ bằng tay. Để giảm thiểu nguy cơ lây truyền, bạn nên đảm bảo bàn tay đã được vệ sinh sạch sẽ. Cần cắt tỉa móng tay để không làm tổn thương âm đạo hoặc thành hậu môn.

Quan hệ với người nhiễm HIV bao lâu thì bị bệnh?

Sau khi quan hệ với người bị nhiễm HIV bao lâu thì bị bệnh? Đây là một trong những thắc mắc của rất nhiều người khi quan hệ không sử dụng biện pháp an toàn với người dương tính HIV.

Câu trả lời là khoảng từ 2 đến 6 tuần tính từ thời điểm quan hệ với người dương tính HIV. Đây là giai đoạn cấp tính của HIV. Những dấu hiệu bệnh có thể đến sớm hơn hoặc muộn hơn tùy thuộc vào tình trạng miễn dịch và tình hình sức khỏe của mỗi người.

Xem thêm: 

Những biểu hiện nhiễm HIV trong giai đoạn đầu tiên mà người mắc thường gặp phải là?

Những biểu hiện nhiễm HIV trong giai đoạn đầu tiên mà người mắc thường gặp
Những biểu hiện nhiễm HIV trong giai đoạn đầu tiên mà người mắc thường gặp

Khoảng từ 2 đến 6 tuần sau khi quan hệ với người nhiễm HIV, bạn có thể gặp những triệu chứng như: cúm, sốt, viêm họng và nổi phát ban. Ngoài ra, sẽ có thêm một số triệu chứng kèm theo như: mệt mỏi, đau nhức xương khớp…

Sau thời gian này, khả năng cao người nhiễm HIV thường không có thêm bất kỳ dấu hiệu nào. Trong thời điểm này, HIV đã chuyển sang giai đoạn ẩn bệnh.

Vậy, quan hệ với người dương tính HIV bao lâu thì xác định được là bị lây bệnh? Hiện nay, sau khi nghi nhiễm không có hình thức xét nghiệm nào có thể phát hiện bệnh nhiễm HIV ngay lập tức. Chính vì vậy, để xác định có bị nhiễm HIV hay không, có thể phải mất từ 3 đến 6 tháng. Và để xác định chính xác, cần phải đợi đến khi cơ thể tạo ra lượng kháng thể chống lại virus HIV.

Cần làm gì khi nghi nhiễm HIV khi quan hệ tình dục không an toàn?

Sau tối đa 72 giờ, kể từ khi quan hệ không an toàn với người bị nhiễm HIV, bạn có thể sử dụng thuốc dự phòng sau phơi nhiễm (PEP) để ngăn bạn bị nhiễm HIV. Theo các chuyên gia tư vấn HIV, thì bạn nên sử dụng thuốc PEP càng sớm càng tốt và không nên điều trị muộn quá thời gian quy định (vì thời điểm này hiệu quả của thuốc sẽ giảm hoặc không còn tác dụng).

Dòng thuốc kháng virut dự phòng sau phơi nhiễm
Dòng thuốc kháng virut dự phòng sau phơi nhiễm

Nếu như trong trường hợp muộn hơn 72 giờ, kể từ khi quan hệ không an toàn với người nhiễm virus HIV. Cách tốt nhất là bạn nên lập tức đến ngay các Trung tâm y tế dự phòng, Trung tâm phòng chống HIV/AIDS hoặc các phòng khám gần nhất để được tư vấn và sàng lọc, xét nghiệm HIV.

Xem thêm:

Lưu ý: Hiện nay, xét nghiệm là phương pháp duy nhất có thể xác định chính xác bạn có bị nhiễm HIV hay không. Chính vì vậy, ngay sau khi nghi ngờ bản thân phơi nhiễm với HIV hãy tham khảo ý kiến các bác sĩ có chuyên môn cao để có thể thực hiện các xét nghiệm sàng lọc. Việc điều trị HIV ngay từ giai đoạn đầu sẽ giúp bạn có thể ngăn chặn HIV chuyển thành AIDS.

Để bản thân không phải hoang mang và lo lắng về vấn đề quan hệ với người nhiễm HIV bao lâu thì bị bệnh thì điều tốt nhất bạn có thể làm chính là thực hiện quan hệ tình dục một cách an toàn. Ngoài ra, cần thực hiện đầy đủ những hướng dẫn ngăn ngừa lây nhiễm HIV.

Hy vọng qua bài viết trên đã một phần giải đáp được thắc mắc “quan hệ với người nhiễm HIV bao lâu thì bị bệnh”. Đồng thời, giúp bạn có thêm những thông tin hữu ích về cách đối phó khi nghi ngờ bản thân nhiễm virus HIV.

Hãy vì sức khỏe của chính mình và những người thân yêu xung quanh mình, tốt nhất bạn nên thực hiện đầy đủ những biện pháp tình dục an toàn để tránh lây nhiễm HIV. Để có thể được tư vấn và cập nhật tin tức sức khỏe mới nhất, bạn vui lòng truy cập. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi ngay
Chat với chúng tôi qua Zalo
Facebook Messenger