Quên uống thuốc ARV có sao không, cần làm gì khi quên?

Quên uống thuốc ARV có sao không, cần làm gì khi quên?

Việc tuân thủ đúng và đầy đủ theo chỉ định của bác sĩ đối với mỗi bệnh nhân HIV là một điều vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, vì một vài lý do mà bệnh nhân có thể quên uống thuốc ARV. Vậy điều này có ảnh hưởng đến việc điều trị hay không và cần làm gì khi quên? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu rõ hơn qua bài viết dưới đây nhé! 

Thuốc ARV là gì?

Antiretroviral (viết tắt là ARV) có nghĩa là ức chế các loại retrovirus. Đây là tên gọi chung của rất nhiều loại thuốc điều trị khác nhau được để điều trị cho những người bị nhiễm HIV và một số loại virus khác (viêm gan C, viêm gan B,…). 

Dòng thuốc ARV ức chế các loại retrovirus
Dòng thuốc ARV ức chế các loại retrovirus

Thuốc kháng virus HIV –  ARV được mọi người biết đến với  những tác dụng như sau:

  • Có tác dụng diệt virus HIV dựa theo cơ chế ức chế quá trình sao chép ngược RNA  của virus HIV, ức chế enzyme, ức chế hòa màng, xâm nhập, ức chế cạnh tranh với cấu trúc nucleotit của HIV,…
  • Kiểm soát tải lượng virus HIV giúp cơ thể người bệnh an toàn, khỏe mạnh và không lây lan HIV cho mọi người xung quanh. 
  • Hỗ trợ phục hồi tế bào miễn dịch CD4 của hệ thống miễn dịch, từ đó giúp bệnh nhân tránh mắc phải các bệnh nhiễm trùng cơ hội nguy hiểm như: ung thư, lao,  Nấm não, toxoplasma não,  thiếu máu, tiêu chảy kéo dài, CMV, nấm C.albican thực quản, hội chứng suy mòn AIDS…
  • Điều trị dự phòng phơi nhiễm HIV 

Tuân thủ điều trị ARV

Tuân thủ điều trị ARV có thể hiểu chính là uống thuốc ARV theo đúng sự kê đơn của bác sĩ, bao gồm:

  • Sử dụng đúng loại thuốc ARV bác sĩ đã kê đơn.
  • Uống đúng giờ cố định đã lên lịch sẵn.
  • Tuân thủ uống ARV so với giờ ăn theo chỉ định.
  • Kiểm tra tương tác thuốc ARV với những loại thuốc điều trị và các  loại hoạt chất khác.

Xem thêm:

Điều trị HIV bằng thuốc ARV những lợi ích mà người bệnh nhận được 

Tổng hợp 3 phác đồ điều trị HIV bằng ARV mới nhất

Quên uống thuốc ARV có sao không? 

Trong quá trình điều trị HIV, thuốc ARV được sử dụng là thuốc điều trị chủ yếu và người bệnh thường sử dụng chúng hàng ngày. Dù thế nhưng đôi khi người bệnh thường hay quên uống thuốc theo đơn kê vì các lý do khác. Đây là một tình trạng khá phổ biến ở bệnh nhân. 

Uống thuốc ARV trễ giờ ảnh hưởng nhiều đến liệu trình điều trị HIV không?
Uống thuốc ARV trễ giờ ảnh hưởng nhiều đến liệu trình điều trị HIV không?

Quên uống thuốc ARV 1 đến 3 ngày có sao không?

Với điều kiện số lần chỉ đếm trên đầu ngón tay thì uống thuốc ARV trễ 1- 3 giờ sẽ không sao Tuy nhiên, bạn phải biết rằng, càng tuân thủ điều trị ARV, bạn càng an toàn,  khỏe mạnh và giảm được nguy cơ kháng thuốc ARV.

Việc bệnh nhân quên hẳn uống thuốc ARV trong 1 vài ngày liên tục sẽ nghiêm trọng hơn so với việc uống ARV trễ giờ.  Vi phạm nguyên tắc tuân thủ điều trị ARV là vô cùng không tốt như đối với bệnh nhân.

Bạn quên uống thuốc 1 ngày hoặc 2, 3 ngày sẽ có khả năng gây ra hiện tượng virus HIV học được cấu trúc của thuốc ARV từ đó sinh ra đột biến gen kháng thuốc và làm giảm hoặc mất tác dụng của ARV, lâu phục hồi CD4, chậm ức chế virus HIV,… Khi xảy ra tình trạng này thì uống thuốc ARV cũng như không, cơ thể của người bệnh sẽ dần rơi vào giai đoạn AIDS và chết vì các bệnh nhiễm trùng cơ hội nguy hiểm.

Quên bao nhiêu liều thuốc ARV thì bệnh nhân sẽ nguy hiểm?

Vấn đề này đã được các nhà nghiên cứu mày mò cả chục năm nay. Con số được các nhà khoa học đưa ra tùy vào từng loại hoạt chất ARV và vô cùng phức tạp. Bên cạnh đó, nó còn tùy thuộc vào cơ địa, kiểu gen, chủng tộc của virus HIV và liều thuốc bạn đã tuân thủ so với liều thuốc bạn quên. Ví dụ, theo nghiên cứu của R. J Smith,  để xảy ra 1% kháng thuốc thì liều quên so với liều tuân thủ sẽ là:

  • Tenofovir 300 mg TDF:  1/4.
  • Nevirapine NVP: 40/20
  • Emtricitabine 200mg FTC: 16/11.
  • Efavirenz EFV: 20/13.

Cần làm gì nếu quên uống thuốc ARV?

Cần làm gì nếu quên uống thuốc ARV?
Cần làm gì nếu quên uống thuốc ARV?

Khi nào nhớ ra liều đã quên thì bạn nên uống ngay 1 viên bù vào (nếu thời điểm uống bù đó không quá 20 tiếng so với lịch uống chỉ định). Còn nếu  sắp tới thời gian uống liều thiếp theo (<4 tiếng) thì bạn không cần uống bù mà chỉ cần uống 1 viên như bình thường vào giờ của liều cố định tiếp theo.

Chú ý: không được uống 2 liều ARV cùng một lúc để bù cho ngày bạn quên không uống có khả năng gây ngộ độc. 

Giảm tải lượng virus thì có cần sử dụng thuốc ARV tiếp không? 

Điều trị ARV là quá trình điều trị suốt đời, bệnh nhân HIV phải tuân thủ điều trị nghiêm ngặt tuyệt đối để đảm bảo được hiệu quả và tránh tình trạng kháng thuốc.

Thông thường, khi người bệnh nhiễm HIV điều trị theo đúng phác đồ điều trị bằng thuốc ARV, thì sau 3 tháng tuân thủ điều trị, tải lượng virus HIV có trong máu sẽ giảm mạnh, bệnh nhân bắt đầu trở lại gần như là bình thường và khả năng lây nhiễm HIV cho những người khác là rất thấp.

Virus sẽ bị ức chế và tải lượng HIV trong máu sẽ giảm đến mức không phát hiện được trong máu khi bệnh nhân đã điều trị bằng thuốc ARV 6 tháng – 1 năm. Tuy nhiên, vì ARV không thể tiêu diệt hoàn toàn virus do đó, tại thời điểm này, nếu bệnh nhân ngừng điều trị thì tải lượng virus sẽ lại tăng lên nhanh chóng. Ngoài ra, việc ngừng dùng thuốc còn làm tăng khả năng kháng thuốc gây khó khăn cho việc điều trị tiếp theo. 

Nói tóm lại, điều trị HIV bằng ARV là một quá trình điều trị lâu dài, cả đời. Vì một cuộc sống an toàn, khỏe mạnh như người bình thường, hãy tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ về cách sử dụng cũng như liều lượng sử dụng thuốc nhé!  

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi ngay
Chat với chúng tôi qua Zalo
Facebook Messenger