Thời kỳ cửa số HIV kéo dài bao lâu?

Thời kỳ cửa số HIV kéo dài bao lâu?

Căn bệnh thế kỷ HIV ảnh hưởng to lớn đến sức khỏe, cuộc sống của người nhiễm bệnh. Việc xác định đúng các giai đoạn của bệnh giúp người bệnh có những cách chữa trị kịp thời, phù hợp. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn những thông tin về thời kỳ cửa sổ của HIV.

Thời kỳ cửa sổ của HIV là gì?

Giai đoạn cửa sổ của HIV là khoảng thời gian từ khi phơi nhiễm cho đến khi có thể phát hiện HIV bằng cách xét nghiệm. Hay nói cách khác, thời kỳ cửa sổ của HIV được tính từ khi mới nhiễm HIV cho đến khi cơ thể tạo ra đủ một lượng kháng thể chống lại virus.

Trong thời kỳ cửa sổ, bệnh nhân khi tiến hành xét nghiệm sẽ nhận được kết quả âm tính dù trong cơ thể đã xuất hiện virus HIV. Và đương nhiên trong thời kỳ này, người nhiễm HIV vẫn có thể truyền virus cho người khác. Vì vậy nếu nghi ngờ phơi nhiễm HIV, bạn cần có ý thức để tránh lây bệnh cho nhiều người khác.

Giai đoạn cửa sổ của HIV kéo dài bao lâu?

Thời gian của giai đoạn cửa sổ đối với mỗi người là không giống nhau. Thời gian đó còn phụ thuộc vào cơ địa từng người và loại xét nghiệm. 

  • Đối với các loại xét nghiệm tìm kháng thể hoặc kháng nguyên, thời kỳ cửa sổ sẽ kéo dài khoảng 18 – 90 ngày.
  • Đối với các loại xét nghiệm tìm ADN hay ARN của virus thì thời kỳ cửa sổ kéo dài khoảng 10 – 33 ngày.

Cơ thể người nhiễm HIV cần thời gian để tạo ra kháng thể và hơn nữa virus cũng cần đủ thời gian để sinh sôi đến một số lượng đủ lớn để có thể phát hiện ra chúng. Vì vậy mà hiện nay không có phương pháp xét nghiệm nào có thể khẳng định cơ thể bạn nhiễm HIV ngay sau khi bạn tiếp xúc với nguồn lây bệnh.

>>> Xem thêm: Quan hệ với người nhiễm HIV bao lâu thì bị bệnh?

Dấu hiệu và các triệu chứng của thời kỳ cửa sổ HIV

Phát ban là dấu hiệu thường thấy ở giai đoạn đầu nhiễm HIV
Phát ban là dấu hiệu thường thấy ở giai đoạn đầu nhiễm HIV

Ở giai đoạn đầu của quá trình nhiễm bệnh, người nhiễm HIV sẽ có những triệu chứng rất dễ gây nhầm lẫn với các bệnh khác như cảm cúm hay nhiễm virus thông thường. Vì vậy bạn cần lưu ý một số dấu hiệu sau nếu nghi ngờ nhiễm HIV hay tiếp xúc với nguồn bệnh:

  • Sốt, đau nhức cơ thể
  • Đau đầu
  • Mệt mỏi không rõ nguyên nhân
  • Tiêu chảy
  • Viêm họng
  • Phát ban
  • Sưng hạch bạch huyết
  • Buồn nôn, nôn
  • Đổ mồ hôi vào ban đêm
  • Sụt cân
  • Viêm loét miệng, bộ phận sinh dục

Bạn nên làm gì sau khi nghi ngờ phơi nhiễm HIV?

Chắc hẳn tâm lý của mọi người khi biết mình đã tiếp xúc với nguồn bệnh và có nguy cơ lây nhiễm HIV cao là rất hoảng loạn, bất an, mất bình tĩnh. Tuy nhiên chúng tôi xin đưa ra một số việc bạn cần thực hiện sau khi nghi ngờ lây nhiễm ngay bây giờ.

Khi bạn đã nghi ngờ bản thân có nguy cơ lây nhiễm HIV, cần đến ngay các cơ sở y tế uy tín để tiến hành xét nghiệm và nhận lời khuyên của các bác sĩ chuyên môn. Khi nhận kết quả, dù có kết luận là bạn âm tính với HIV thì bạn vẫn nên thực hiện xét nghiệm thêm 1 lần nữa sau khoảng thời gian nhất định để có thể khẳng định chắc chắn rằng mình có thực sự nhiễm HIV hay không.

Nhanh chóng đến cơ sở y tế khi nghi ngờ nhiễm HIV
Nhanh chóng đến cơ sở y tế khi nghi ngờ nhiễm HIV

Bạn nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ ngay trong 72 tiếng kể từ khi tiếp xúc với nguồn bệnh. Trong thời gian này, nếu có thể thực hiện phương pháp điều trị thuốc kháng virus dự phòng sau phơi nhiễm HIV (PEP) có thể giúp ngăn cản sự phát triển của virus HIV trong cơ thể người nhiễm. 24 giờ đầu kể từ khi phơi nhiễm là thời gian phát huy hiệu quả tốt nhất khi điều trị dự phòng sau phơi nhiễm. Phương pháp này giúp bạn có thể giảm thiểu khả năng nhiễm HIV nhưng đây không phải là cách chữa trị và không phải lúc nào chúng cũng có tác dụng.

Bạn nên có ý thức để tránh lây lan virus HIV cho người khác vì ở giai đoạn nào, dù xét nghiệm có kết quả âm tính hay dương tính thì nếu bạn đã nhiễm HIV, bạn đều có khả năng lây nhiễm bệnh cho người khác. Ngoài ra, bạn cũng cần thông báo với những người có nguy cơ lây nhiễm HIV từ bạn như người đã từng quan hệ tình dục mà không sử dụng bao cao su, người đã tiếp xúc với dịch cơ thể của bạn (dịch âm đạo, dịch hậu môn,…) 

>>> Xem thêm: 6 lưu ý khi sử dụng thuốc ARV dự phòng trước phơi nhiễm HIV

Những lợi ích của việc điều trị HIV sớm 

Việc điều trị HIV sớm đem lại rất nhiều lợi ích vì theo thời gian, hệ miễn dịch sẽ bị virus HIV tấn công và phá hủy khiến cơ thể người bệnh không còn khả năng chống đỡ các loại bệnh khác. Do đó, phát hiện và điều trị HIV từ sớm sẽ giúp người bệnh tăng cơ hội điều trị. Một số lợi ích của việc điều trị HIV sớm có thể kể đến như:

  • Cải thiện và duy trì sức khỏe, kéo dài tuổi thọ
  • Giảm chi phí khám chữa bệnh, chi phí thuốc men
  • Hạn chế nguy cơ lây lan virus HIV sang cho người khác

Trên đây, chúng tôi đã cung cấp cho bạn những thông tin cơ bản về thời kỳ cửa sổ của HIV. Đây là những thông tin bạn có thể tham khảo, tuy nhiên bạn vẫn cần đến sự tư vấn của các bác sĩ chuyên môn để có giải pháp đúng đắn, hiệu quả nhất. Chúng tôi hy vọng bạn có thể sớm phát hiện ra bệnh và kịp thời điều trị.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi ngay
Chat với chúng tôi qua Zalo
Facebook Messenger