PrEP – Pre – Exposure Prophylaxis – điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV. Sử dụng thuốc kháng virus (ARV) cho các cá nhân chưa bị nhiễm HIV (HIV âm tính) và có nguy cơ lây nhiễm HIV cao. Việc tiếp nhận máu từ người dùng PrEP luôn là một chủ đề được quan tâm, đặc biệt là trong bối cảnh an toàn truyền máu và phòng chống lây nhiễm HIV. Vậy, người dùng PrEP có thể hiến máu an toàn không?
Cơ chế bảo vệ của thuốc PrEP
PrEP, hay Dự phòng trước phơi nhiễm (Pre-Exposure Prophylaxis), là một biện pháp phòng ngừa HIV hiệu quả dành cho những người có nguy cơ cao nhiễm HIV. Thuốc PrEP được sử dụng hàng ngày để giảm nguy cơ nhiễm HIV lên đến 99% khi tiếp xúc với virus. Đây là một biện pháp phòng ngừa quan trọng, đặc biệt đối với những người có bạn tình nhiễm HIV hoặc những người có lối sống có nguy cơ cao.
PrEP không phải vắc xin, vắc xin giúp hệ miễn dịch sinh ra kháng thể của cơ thể để chống lại một nhiễm trùng nào đó trong thời gian dài. Còn PrEP là sự kết hợp của 2 loại thuốc kháng virus để dự phòng lây nhiễm HIV. PrEP cần phải được được uống hàng ngày, khi ngừng thuốc sẽ hết tác dụng.
Khi cơ thể bị virus xâm nhập cơ sẽ được bảo vệ bởi các tế bào đặc biệt trong hệ miễn dịch là tế bào T-CD4. Nhưng khi virus HIV xâm nhập vào trong cơ thể, chúng sẽ tấn công các tế bào T-CD4 làm vô hiệu hóa khả năng bảo vệ và sử dụng những tế bào này để nhân lên, giải phóng tạo ra hàng tỷ bản sao mỗi ngày.
Khi chúng ta sử dụng thuốc PrEP đều đặn mỗi ngày, chúng sẽ có tác dụng bảo vệ tế bào T-CD4 bằng cách ngăn sự phát triển của chất xúc tác sinh học (enzym) là chất mà HIV dùng để tạo ra các bản sao mới không cho virus HIV tấn công.
PrEP hoạt động tốt như thế nào?
Thuốc PrEP hoạt động hiệu quả trong việc ngăn chặn một người nhiễm HIV. Vì vậy việc sử dụng thuốc thường xuyên theo đúng lời bác sĩ rất quan trọng. Bên cạnh đó với phụ nữ chuyển giới và nam giới chuyển giới có quan hệ tình dục qua đường âm đạo cần uống thuốc đều đặn mỗi ngày để được bảo vệ hoàn toàn trong quá trình quan hệ bằng đường âm đạo. Việc uống thuốc không đều đặn, thuốc sẽ ít bảo vệ đối với bất kỳ sự phơi nhiễm nào xảy ra trong khoảng thời gian ngừng thuốc.
Đối tượng có thể sử dụng thuốc
Hiện nay Bộ Y Tế đã có hướng dẫn các đối tượng sau nên sử dụng PrEP để dự phòng lây nhiễm HIV, cụ thể như sau:
– Nam có quan hệ tình dục đồng giới.
– Người chuyển giới nữ.
– Người bán dâm.
– Người tiêm chích ma túy.
– Người quan hệ tình dục của người nhiễm HIV chưa có điều trị ARV hoặc tải lượng HIV chưa đạt đến ngưỡng phát hiện virus (còn trên 200 bản sao/ml máu).
Đánh giá nguy cơ nhiễm HIV
Hiệu quả của PrEP
Như đã đề cập, PrEP có hiệu quả cao trong việc ngăn ngừa nhiễm HIV. Tuy nhiên, nó không đảm bảo 100% rằng người dùng sẽ không nhiễm HIV. Do đó, vẫn có một nguy cơ nhỏ mà một người dùng PrEP có thể nhiễm HIV mà không biết.
Quy trình sàng lọc máu
Trước khi máu được sử dụng, nó phải trải qua một quá trình sàng lọc nghiêm ngặt để phát hiện các bệnh truyền nhiễm, bao gồm cả HIV. Các phương pháp sàng lọc hiện đại rất nhạy bén và có thể phát hiện HIV ngay cả trong giai đoạn cửa sổ – thời gian từ khi một người bị nhiễm đến khi virus có thể được phát hiện trong máu.
Chính sách hiến máu cho người dùng PrEP
Hiện nay, nhiều tổ chức y tế và các ngân hàng máu trên thế giới có chính sách khác nhau về việc cho phép người dùng PrEP hiến máu. Một số quốc gia và vùng lãnh thổ có thể áp dụng các biện pháp phòng ngừa bổ sung, như yêu cầu người dùng PrEP ngừng thuốc trong một khoảng thời gian trước khi hiến máu để đảm bảo an toàn.
Lời khuyên cho người dùng PrEP muốn hiến máu
Tư vấn y tế
Nếu bạn đang dùng PrEP và muốn hiến máu, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc nhân viên y tế. Họ sẽ cung cấp thông tin cụ thể và hướng dẫn về việc hiến máu an toàn.
Tuân thủ quy trình sàng lọc
Tuân thủ các quy định và quy trình sàng lọc máu của tổ chức y tế hoặc ngân hàng máu nơi bạn dự định hiến máu.
Việc tiếp nhận máu từ người dùng PrEP có nguy cơ nhiễm HIV rất thấp nhờ vào hiệu quả của thuốc và quy trình sàng lọc nghiêm ngặt. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn tối đa, các chính sách hiến máu thường đặt ra các yêu cầu cụ thể đối với người dùng PrEP. Nếu bạn đang dùng PrEP và muốn hiến máu, hãy chắc chắn rằng bạn đã hiểu rõ các quy định và tham khảo ý kiến từ chuyên gia y tế.