HIV luôn là một nỗi lo sợ của mọi người, tuy nhiên điều này còn đáng sợ hơn ở trẻ em. Nhiều đứa trẻ dù không muốn những vẫn có thể nhiễm HIV, vậy trẻ em nhiễm HIV sống được bao lâu nếu không được điều trị? Hãy cùng tìm lời giải đáp cho thắc mắc đó trong bài viết dưới đây.
Trẻ em nhiễm HIV bằng cách nào?
Virus HIV có thể lây nhiễm từ người này sang người khác từ một số dịch cơ thể như: tinh dịch, dịch âm đạo, máu, chất lỏng hậu môn, sữa mẹ. Vì vậy, HIV có thể lan truyền bằng rất nhiều con đường khác nhau:
HIV lây truyền qua đường máu
Trong máu có chứa nhiều virus HIV, do đó HIV có thể lây truyền qua máu trong các trường hợp sau:
- Dùng chung bơm kim tiêm.
- Dùng chung kim xăm, kim châm cứu, lưỡi cạo râu,…
- Dùng chung các dụng cụ phẫu thuật, dụng cụ truyền máu, lấy máu,… chưa qua tiệt trùng.
- Máu của người nhiễm HIV tiếp xúc trực tiếp với các vết thương hở
- Dùng chung các đồ vật dính máu với người khác như bàn chải đánh răng, dao cạo râu,…
HIV lây truyền qua đường tình dục
Khi quan hệ tình dục, các dịch cơ thể của người nhiễm HIV như máu, dịch tiết sinh dục sẽ xâm nhập vào cơ thể của đối phương. Tất cả các hình thức quan hệ tình dục đều có nguy cơ lây nhiễm HIV nếu không sử dụng các biện pháp bảo vệ.
HIV lây truyền từ mẹ sang con
Khi người mẹ nhiễm HIV, khả năng rất cao là đứa trẻ khi sinh ra cũng nhiễm HIV.
- Khi mang thai, HIV từ máu của mẹ sẽ xâm nhập vào cơ thể thai nhi qua nhau thai.
- Khi sinh con, HIV từ nước ối, dịch âm đạo, dịch tử cung của mẹ có thể xâm nhập vào trẻ sơ sinh.
- Khi cho con bú, HIV có thể lây truyền qua sữa mẹ hoặc các vết nứt ở núm vú của người mẹ.
Phần lớn trẻ em nhiễm HIV do truyền từ mẹ, một số ít trẻ em khác có thể nhiễm HIV qua máu vì sử dụng kim tiêm, các dụng cụ phẫu thuật không đảm bảo,… Quá trình lây truyền HIV từ mẹ sang con có thể diễn ra trong 3 thời kỳ: quá trình mang thai, quá trình sinh nở và thời kỳ cho con bú.
Tuy nhiên hiện nay có rất nhiều biện pháp để phòng tránh lây nhiễm HIV từ mẹ sang con. Theo các báo cáo khoa học, nhờ các biện pháp điều trị dự phòng mà tỷ lệ trẻ sinh ra bị nhiễm HIV từ mẹ giảm từ khoảng 50% xuống còn dưới 2%.
Xem thêm: Mẹ bầu bị nhiễm HIV nên làm gì để ngăn ngừa lây truyền HIV sang con?
Trẻ em nhiễm HIV sống được bao lâu nếu không được điều trị?
Trẻ em được hiểu là những người dưới 18 tuổi và tại Việt Nam quy định là dưới 16 tuổi. Trẻ em bị nhiễm HIV từ khi vừa chào đời là đối tượng rất dễ bị tổn thương nhất vì ở giai đoạn đầu đời, hệ miễn dịch của trẻ chưa được hoàn thiện. Do đó, trẻ em nhiễm HIV có nguy cơ bị bệnh và tử vong cao hơn so với trẻ khỏe mạnh.
Trẻ em nhiễm HIV sống được bao lâu sẽ phụ thuộc vào thời điểm và tình trạng khi phát hiện bệnh. Nếu phát hiện sớm, điều trị ARV kịp thời, trẻ em có thể sống hàng chục năm. Ngược lại, những trường hợp để muộn, không có điều kiện chữa trị sẽ khiến trẻ tử vong sớm có khi chỉ mới vài tuổi.
Nhiễm HIV ở trẻ em có thể chia thành 2 nhóm: Nhóm lây từ khi vừa ra đời (lây truyền từ mẹ sang con) và nhóm lây nhiễm do có hành vi nguy cơ (quan hệ tình dục, tiêm chích ma túy,…)
Đối với nhóm lây nhiễm HIV khi vừa ra đời
Theo một số chuyên gia HIV, nếu trẻ em nhiễm HIV mà không được điều trị ARV sớm thì nhiều khả năng sẽ không sống được đến khi 1 tuổi. Theo 1 nghiên cứu ở khu vực châu Phi, nếu trẻ không điều trị kháng virus HIV thì sau 1 năm đầu đời, tỷ lệ tử vong trên trẻ có HIV là khoảng 35,2%. Thời điểm được 2 tuổi, tỷ lệ tử vong ở trẻ bị nhiễm HIV là 52,5%.
Tuy nhiên, hiện nay, với cách can thiệp sớm trên trẻ như chẩn đoán sớm (nhờ xét nghiệm PCR), điều trị ARV sớm cho trẻ dưới 2 tuổi, tỷ lệ mắc bệnh và tử vong đã giảm thiểu rõ rệt. Thực tế có nhiều trẻ nhiễm HIV từ mẹ đã sống tới tuổi trưởng thành.
Đối với nhóm lây nhiễm do có hành vi nguy cơ
Nguyên nhân dẫn đến sự lây nhiễm HIV ở nhóm trẻ này thường đến từ đói nghèo, hoàn cảnh sống khó khăn,… khiến trẻ sa ngã và đặc biệt là thiếu kiến thức. Lây nhiễm HIV ở độ tuổi này thường do 2 nguyên nhân phổ biến nhất đó là ma túy và thiếu kiến thức về tình dục an toàn.
Ở nhóm này, tỷ lệ tử vong do HIV không quá khác biệt so với những người trưởng thành nhiễm HIV. Tuy nhiên đôi khi tỷ lệ tử vong ở nhóm trẻ này sẽ cao hơn do ảnh hưởng bởi lối sống, hoàn cảnh kinh tế, sức khỏe tinh thần,…
Trẻ em nhiễm HIV sống được bao lâu còn phụ thuộc vào độ tuổi, cách chăm sóc và điều trị. Việc điều trị HIV là vô cùng quan trọng giúp bệnh nhân bảo vệ sức khỏe và gia tăng tuổi thọ, do đó không nên bỏ qua điều trị đối với trẻ em nhiễm HIV. Bạn có thể liên hệ tới số điện thoại 0968.559.939 để được tư vấn miễn phí.