Vết thương lâu lành có phải bị HIV?

Vết thương lâu lành có phải bị HIV?

Vết trên cơ thể lâu lành có thể khiến nhiều người lo lắng, đặc biệt là những người có nguy cơ lây nhiễm HIV cao. Tuy nhiên “vết thương lâu lành có phải bị HIV không?”  Hãy cùng tìm hiểu câu trả lời trong bài viết dưới đây.

Các nguyên nhân khiến vết thương trên cơ thể lâu lành

Các vết thương trên cơ thể có thể mất nhiều thời gian để lành là do một vài nguyên nhân chính sau đây:

Cơ thể nhiễm HIV

Khi cơ thể có virus HIV, virus này sẽ tấn công hệ miễn dịch khiến cơ thể người bệnh giảm sức đề kháng. Đây là nguyên nhân dẫn đến tình trạng vết thương lâu lành hơn do dễ bị nhiễm khuẩn, các yếu tố bảo vệ khỏi tác nhân vi sinh bị giảm sút. 

Khả năng lưu thông máu kém

Trong quá trình chữa lành các vết thương trên cơ thể, các tế bào hồng cầu sẽ mang các tế bào mới tới vùng da bị tổn thương. Nếu máu trong cơ thể bạn lưu thông không tốt, máu sẽ di chuyển đến chỗ vết thương chậm hơn, trì hoãn quá trình chữa lành vết thương. Lưu thông máu kém có thể do bệnh tiểu đường, béo phì, cục máu đông, sự tích tụ của động mạch hoặc một số tình trạng khác.

Thiếu vitamin

Thiếu vitamin là một nguyên nhân khiến vết thương của bạn lâu lành
Thiếu vitamin là một nguyên nhân khiến vết thương của bạn lâu lành

Các vitamin như vitamin A và C có trong trái cây và rau củ quả giúp đẩy nhanh quá trình chữa lành vết thương cho cơ thể. Vì vậy, nếu bạn đang bị thương hãy bổ sung những thực phẩm có chứa nhiều vitamin và dưỡng chất như cam, rau bina, khoai lang và ớt chuông để giúp vết thương chóng lành.

Do người bệnh đang sử dụng một số loại thuốc

Một số loại thuốc cũng có thể là nguyên nhân khiến cho vết thương lâu lành hơn. Hóa trị và các hóa chất mạnh làm suy giảm hệ thống miễn dịch, làm cho quá trình làm lành vết thương khó khăn hơn. Các loại thuốc kháng sinh tiêu diệt vi khuẩn tốt, làm tăng nguy cơ bị nhiễm trùng. Ngoài ra, thuốc chống viêm cũng có thể gây ra ức chế giai đoạn viêm khiến vết thương lâu lành. Nếu như thuốc là nguyên nhân gây ra tình trạng này thì bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ.

Do uống rượu và chất có cồn

Theo các nghiên cứu, khi bạn uống rượu sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm trùng hơn. Ngoài ra uống rượu, bia thường xuyên sẽ làm cho suy giảm số lượng bạch cầu trong cơ thể, tăng nguy cơ nhiễm trùng và làm chậm quá trình hồi phục vết thương.

Vết thương lâu lành có phải do nhiễm HIV không?

Cơ thể nhiễm HIV là một trong rất nhiều nguyên nhân khiến vết thương lâu lành. Tuy nhiên khi vết thương của bạn lâu lành cũng chưa thể khẳng định rằng cơ thể bạn đã nhiễm HIV. Nếu bạn trong trường hợp có nguy cơ lây nhiễm HIV cao (quan hệ tình dục không an toàn, tiêm chích không an toàn,…) thì bạn nên thực hiện các xét nghiệm để biết chắc chắn rằng cơ thể mình có nhiễm HIV không.

>>> Xem thêm: 7 dấu hiệu nhiễm HIV ở nữ dễ nhầm lẫn với bệnh khác

Nên làm gì khi vết thương lâu lành?

Cách xử lý vết thương dành cho bạn
Cách xử lý vết thương dành cho bạn

Nếu bạn không có nguy cơ lây nhiễm HIV thì bạn có thể an tâm và chăm sóc vết thương đúng cách. Sau khi cầm máu vết thương, cần băng bó cẩn thận để giữ sạch sẽ, tuy nhiên không băng quá chặt vì sẽ gây cản trở lưu thông máu, càng làm vết thương lâu lành. Bất cứ khi nào băng bị bẩn hay ướt thì nên thay băng ngay.

Ngoài ra bạn hãy theo dõi các dấu hiệu nhiễm trùng, nhất là trong trường hợp tự chăm sóc tại nhà như: vết thương đau nhức, sưng đỏ lan rộng, mưng mủ hoặc xuất hiện sốt, vết thương không lành,… thì bạn cần đến ngay cơ sở y tế để được điều trị kịp thời.

Bên cạnh đó, người bệnh không nên sử dụng những loại thuốc ngăn cản quá trình chữa lành tự nhiên của cơ thể như các thuốc chống viêm (aspirin), corticoid vì những thuốc này sẽ gây ức chế miễn dịch của cơ thể. Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để biết được các loại thuốc cần tránh trong thời gian điều trị.

Hoạt động thể chất cũng là một cách giúp vết thương nhanh chóng lành hơn. Các hoạt động thể dục thể thao phù hợp sẽ giúp tăng lưu lượng tuần hoàn, cải thiện sức khỏe chung, đồng thời cũng giúp tăng tốc độ chữa lành vết thương. Vì vậy nên tập thể dục thể thao thường xuyên, không chỉ trong khi điều trị vết thương mà bạn cũng nên tập thể dục mỗi ngày để tăng cường sức khỏe, sức đề kháng. Tuy nhiên, trong trường hợp vết thương quá lớn hoặc nghiêm trọng thì bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ về các bài tập phù hợp.

Bổ sung vitamin và các dưỡng chất cần thiết. Bạn hãy tăng cường ăn rau xanh, hoa quả để giúp đẩy nhanh quá trình chữa lành vết thương của cơ thể.

Uống đủ nước, nghỉ ngơi hợp lý. Trong thời gian điều trị vết thương, người bệnh không nên thức khuya, ngủ thiếu giấc vì điều này ảnh hưởng xấu và làm chậm quá trình chữa lành vết thương.

Tuyệt đối không sử dụng rượu bia. Rượu bia và các chất có cồn không nên nạp vào cơ thể trong quá trình chữa trị vết thương.

Trên đây là một vài thông tin giúp bạn giải đáp thắc mắc “vết thương lâu lành có phải bị HIV?” Hy vọng những thông tin trong bài viết trên là hữu ích với bạn. Nếu bạn còn băn khoăn, thắc mắc có thể liên hệ số điện thoại 0968 559 939 để được tư vấn, hỗ trợ.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi ngay
Chat với chúng tôi qua Zalo
Facebook Messenger