Xét nghiệm HIV và những điều cần lưu ý

Xét nghiệm HIV và những điều cần lưu ý

HIV là bệnh gây ra do virus suy giảm hệ miễn dịch ở người (viết tắt là Human Immunodeficiency Virus). Đây còn được gọi là căn bệnh thế kỷ do chưa có thuốc chủng ngừa. Giai đoạn đầu của bệnh có triệu chứng giống cúm, sau đó không có dấu hiệu và sau cùng sẽ tiến triển khi hệ miễn dịch của bệnh nhân bị suy giảm. 

Xét nghiệm HIV 

Các loại xét nghiệm HIV

Có 3 loại cơ chế xét nghiệm HIV:

  1. Xét nghiệm kháng thể: được thực hiện bằng máu từ ngón tay có thể phải mất nhiều thời gian hơn để phát hiện HIV, thường từ 18 – 90 ngày sau khi tiếp xúc với HIV.
  2. Xét nghiệm kháng nguyên/kháng thể: được thực hiện bằng máu tĩnh mạch có thể phát hiện nhiễm HIV từ 18 – 45 ngày sau khi tiếp xúc với HIV.
  3. Thử nghiệm acid nucleic (NAT): thường phát hiện nhiễm HIV trong vòng từ 10 – 33 ngày kể từ khi tiếp xúc với HIV.

>>> Xem thêm: Xét nghiệm HIV AB Test nhanh có chính xác không?

Tầm quan trọng của việc xét nghiệm HIV 

Việc này giúp xác định xem có bị nhiễm HIV hay không. Trường hợp bị nhiễm HIV có thể xác định được tình trạng của mình giúp kéo dài sự sống. Việc điều trị HIV có thể làm giảm số lượng virus trong máu, giảm các biến chứng do HIV gây ra và ngăn ngừa lan truyền HIV trong cộng đồng.

Thời gian xét nghiệm HIV 

Thời gian xét nghiệm HIV 
Thời gian xét nghiệm HIV

Mỗi loại xét nghiệm sẽ có yêu cầu về thời gian phơi nhiễm khác nhau. Việc xét nghiệm tìm kháng thể của virus HIV cần có thời gian để kháng thể sinh ra trong cơ thể. Mỗi người sẽ có thời gian cơ thể tạo ra kháng thể khác nhau. Theo CDC, tất cả mọi người trong độ tuổi từ 13 – 64 tuổi đều nên xét nghiệm HIV một lần. Với những người có nguy cơ cao nên kiểm tra thường xuyên hơn.

Trong trường hợp làm xét nghiệm để chắc chắn không bị nhiễm thì xét nghiệm kháng nguyên kháng thể bằng máu tĩnh mạch thường được ưu tiên lựa chọn. Xét nghiệm kháng thể thường mất 23 – 90 ngày để phát hiện nhiễm HIV một cách đáng tin cậy. Các loại xét nghiệm kháng thể sử dụng máu tĩnh mạch có thể phát hiện HIV sớm hơn so với các xét nghiệm bằng máu từ ngón tay hoặc bằng dung dịch uống. 

  • Nếu sử dụng xét nghiệm kháng thể kháng nguyên bằng máu tĩnh mạch, bạn nên xét nghiệm lại sau 45 ngày tiếp xúc gần nhất. 
  • Nếu sử dụng các xét nghiệm khác, bạn nên kiểm tra lại ít nhất 90 ngày sau 

>>> Xem thêm: Bao lâu sau khi tiếp xúc với HIV có thể xét nghiệm HIV?

Những đối tượng cần xét nghiệm HIV 

Những đối tượng cần xét nghiệm HIV 
Những đối tượng cần xét nghiệm HIV
  • Người quan hệ tình dục với nhiều người từ lần xét nghiệm HIV cuối cùng.  
  • Người đã quan hệ tình dục qua đường hậu môn/âm đạo với người nhiễm HIV.
  • Người đã sử dụng chung kim tiêm, ống tiêm hay các dụng cụ tiêm chích với nhiều người.
  • Người đã từng bán dâm.
  • Người đã được chẩn đoán mắc bệnh hay đang điều trị bệnh lý tình dục khác.
  • Người đã được chẩn đoán hay đang điều trị viêm gan hoặc bệnh lao.

Xét nghiệm HIV cho phụ nữ đang mang thai 

Tất cả phụ nữ đang mang thai đều nên xét nghiệm HIV. Xét nghiệm máu là sự lựa chọn ưu tiên vì xét nghiệm bằng nước bọt không chính xác được như xét nghiệm máu. 

* Phụ nữ mang thai cần được thực hiện xét nghiệm HIV vò 2 lần:

  • Lần thứ nhất trong lần khám thai đầu tiên. Nếu không xét nghiệm trong lần đầu khám thai, các mẹ bầu nên làm xét nghiệm càng sớm càng tốt.
  • Lần thứ 2 ở giai đoạn 3 tháng cuối thai kỳ cho những người có yếu tố nguy cơ lây nhiễm cao.

Phụ nữ đã được làm xét nghiệm HIV trước khi mang thai thì không cần làm xét nghiệm trong thời gian mang thai cũng như khi chuyển dạ và sau sinh.

Xét nghiệm HIV khẳng định 

Đây còn được gọi là xét nghiệm bổ sung. Là phương pháp giúp khẳng định bạn có thực sự bị nhiễm HIV hay không. Sinh phẩm dùng trong xét nghiệm này cần có yêu cầu cao hơn so với xét nghiệm sàng lọc và xét nghiệm này chỉ được thực hiện bởi các đơn vị được cấp phép bởi Bộ Y Tế. Sau khi xét nghiệm sàng lọc kháng thể HIV thu được kết quả dương tính, người bệnh cần phải làm các xét nghiệm khẳng định.

  • Hai phương pháp được sử dụng làm xét nghiệm khẳng định là phương pháp huyết thanh học (kháng nguyên/kháng thể) và phương pháp sinh học phân tử (PCR)

Cách đọc kết quả xét nghiệm HIV 

Đối với kết quả âm tính 

Nếu bạn nhận được kết quả là âm tính, có nghĩa là hiện tại chưa ghi nhận được sự hiện diện của virus HIV trong cơ thể bạn. Tuy nhiên có trường hợp người nhiễm HIV nhưng nhận kết quả âm tính, đây được gọi là âm tính giả. Trường hợp này có thể xảy ra khi:

  • Người bệnh đang trong giai đoạn cửa sổ.
  • Sai sót trong quá trình làm xét nghiệm.

Trong trường hợp này, bạn có thể thực hiện lại xét nghiệm sau đó. Nếu 6 tháng tính từ lúc phơi nhiễm, xét nghiệm cho kết quả âm tính thì khả năng cao bạn không bị HIV.

Đối với kết quả dương tính

Giống với kết quả âm tính, dương tính có hai trường hợp dương tính thật và dương  tính giả. Nếu là dương tính thật, điều này cho thấy bạn đã nhiễm virus IV. Lúc này hãy thông báo cho bác sĩ để nhận được phương hướng điều trị thích hợp. Trong trường hợp nhận kết quả dương tính giả, có thể do:

  • Nhầm lẫn trong quá trình xét nghiệm
  • Người làm xét nghiệm đang điều trị xơ gan, suy gan, lao,.. hoặc dùng các loại thuốc ảnh hưởng đến khả năng nhận diện kháng thể khi xét nghiệm.

* Kết quả không xác định 

Nguyên nhân có thể do: 

  • Người làm xét nghiệm đang dùng thuốc ảnh hưởng đến khả năng nhận diện kháng nguyên.
  • Người làm xét nghiệm đang ở trong giai đoạn cửa sổ.
  • Sai sót trong quá trình làm xét nghiệm.    

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi ngay
Chat với chúng tôi qua Zalo
Facebook Messenger